Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 477.99 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của luận văn là phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động TTKDTM tại BIDV Quảng Bình, đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần thực hiện mục tiêu mà Nhà nước và ngành Ngân hàng đã đặt ra trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THÚY HẰNGTHANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶTTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ THANH VÂNPhản biện 1: .......................................................................... ................................................................................................Phản biện 2: .......................................................................... ................................................................................................Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Họcviện Hành chính Quốc giaĐịa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận vănthạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc giaSố:… - Đường…………… - Quận……………… -TP………………Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chínhQuốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hànhchính Quốc gia MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Cùng với sự phát triển của xã hội, tiền mặt đã có lịch sử hìnhthành và phát triển khá lâu đời. Tiền mặt là phương thức thanh toánkhông thể thiếu, gắn liền với quá trình lưu thông hàng hóa trên thịtrường. Sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển, khốilượng tiền mặt đưa vào lưu thông ngày một lớn, tiền mặt bộc lộ nhiềuyếu điểm và chứa đựng nhiều rủi ro như: tiềm ẩn nguy cơ về an toàn,chi phí in ấn, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản, nguy cơ về tội phạmtiền giả… Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, các hoạt độnggiao dịch thương mại, dịch vụ cũng ngày càng phát triển và diễn ragần như mọi lúc, mọi nơi với quy mô ngày càng lớn vượt ra khỏiphạm vi quốc gia, đòi hỏi phải có phương thức thanh toán mới ưuviệt, phù hợp với giai đoạn kinh tế mới. Phương thức thanh toánkhông dùng tiền mặt ra đời như một tất yếu , thể hiện bước phát triểnvà hoàn thiện ở đỉnh cao của lịch sử phát triển tiền tệ. Là hệ thống cung ứng dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế,ngành ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thanhtoán không dùng tiền mặt. Ngân hàng thương mại là cái nôi để cácphương thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời và phát triển.Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt cần được các ngân hàngchú trọng phát triển hơn nữa trong giai đoạn này nhằm hiện đại hóahệ thống kinh tế, tạo sức mạnh đưa công cuộc cải cách đổi mới đi đếnthành công. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống cả về lýluận lẫn thực tiễn về giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán khôngdùng tiền mặt là một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam– chi nhánh Quảng Bình (BIDV Quảng Bình) hoạt động trên địa bànthành phố Đồng Hới, huyện Bố Trạch, huyện Quảng Ninh với bảyphòng giao dịch trực thuộc. Trong điều kiện kinh tế đang phát triển,dân cư khá đông, hoạt động thanh toán trên địa bàn ngày càng pháttriển mạnh về quy mô và tốc độ. Để làm tốt công tác thanh toán,BIDV Quảng Bình không những đã và đang hoàn thiện nhữngphương thức truyền thống mà còn tập trung phát triển các phươngthức thanh toán ngân hàng hiện đại có chất lượng cao, an toàn, hiệuquả nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Songthực tiễn hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV QuảngBình vẫn còn tồn tại nhiều nhiều khó khăn, vướng mắc cần được giải 1quyết kịp thời nhằm cải thiện chất lượng của quá trình thanh toán.Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ thanh toántiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán hiện nay của Việt Nam đãthấp hơn 11,88%, mục tiêu đến năm 2020 thanh toán không dùng tiềnmặt sẽ được phổ cập. Vấn đề mở rộng hoạt động thanh toán khôngdùng tiền mặt được xem là một trong những mối quan tâm hàng đầucủa cả nền kinh tế, các ngân hàng thương mại nói chung và BIDVQuảng Bình nói riêng. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của hoạt động Thanhtoán không dùng tiền mặt, sau một thời gian học tập và nghiên cứuchương trình cao học Tài chính-Ngân hàng tại Học viện Hành chính,tôi đã lựa chọn đề tài: “Thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngânhàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánhQuảng Bình” làm đề tài luận văn Thạc sỹ với mong muốn vận dụngkiến thức lý luận học được vào thực tiễn công tác hiện nay.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Nghiệp vụ thanh toán là một trong 3 nghiệp vụ lớn của cácNgân hàng Thương mại và ngày càng được các Ngân hàng quan tâmnhằm thu hút khách hàng, trong đó, đặc biệt nhất vẫn là các hoạtđộng thanh toán không dùng tiền mặt. Nhận thức rõ tầm quan trọngcủa hoạt động này, nhiều văn bản pháp luật và Đề án nhằm đẩy mạnhhoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Chính Phủ và Ngânhàng Nhà nước đã được triển khai. Bên cạnh đó, đã có nhiều côngtrình đề tài khoa học cũng như nhiều nghiên cứu, bài viết liên quanđến vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam nói chung vàở một số Ngân hàng thương mại nói riêng, cụ thể như sau: - Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại ViệtNam giai đoạn 2011 - 2015. Đề án nhằm mục đích đa dạng hóa dịchvụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: