Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam hiện nay

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 597.56 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng quy luật mâu thuẫn và từ thực trạng tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam hiện nayĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾPHAN THỊ THANH NGAVẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪNTRONG GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ BIỆNCHỨNG GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀBẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NAMHIỆN NAYTÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌCMã số: 60 22 03 01Đà Nẵng – Năm 2017Công trình được hoàn thành tạiTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHĐNNgười hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG ANH HOÀNGPhản biện 1: TS. Trần Hồng LưuPhản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Ngọc HòaLuận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Triết học họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đạihọc Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 03 năm 2017.Có thể tìm hiểu luận văn tại:- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng1MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiQuy luật mâu thuẫn hay còn gọi là quy luật thống nhất và đấutranh của các mặt đối lập, là hạt nhân của phép biện chứng trongtriết học Mác - Lênin. Mâu thuẫn biện chứng được tạo thành từ haimặt đối lập có mối liên hệ vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.Để thúc đẩy sự phát triển của sự vật tất yếu phải xác định đúng vàtìm cách giải quyết mâu thuẫn theo xu hướng vận động của quy luật.Chính vì vậy, quy luật mâu thuẫn được vận dụng làm cơ sở phươngpháp luận trong nhiều nội dung, lĩnh vực khác nhau nhằm chỉ ranguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển.Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường là hai yếu tố quantrọng của phát triển bền vững, giữa chúng có mối quan hệ biệnchứng với nhau. Bảo vệ môi trường là cơ sở, nền tảng để tăng trưởngkinh tế bền vững và tăng trưởng kinh tế hợp lý là mục tiêu, động lựcđể bảo vệ môi trường. Hiện nay, giải quyết mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết đối với cácquốc gia trên con đường phát triển và hội nhập. Một trong những vấnđề để giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế vàbảo vệ môi trường là nghiên cứu, vận dụng quy luật mâu thuẫn mộtcách sáng tạo, phù hợp.Đối với Việt Nam, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốttrong quá trình phát triển đất nước. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhận định: “Bảo vệ môitrường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển bềnvững… Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, sửdụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên” [12].2Cùng với cả nước, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều cố gắng, nỗlực trong phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng vươn lên trở thànhđịa phương phát triển trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường được tỉnh QuảngNam xem là một trong những mục tiêu, động lực để phát triển nhanhvà bền vững.Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh QuảngNam lần thứ XXI đã khẳng định: “Phải xác định và phát huy lợi thếso sánh của tỉnh; coi trọng phát triển bền vững; phát triển kinh tế,đẩy mạnh công nghiệp hóa phải gắn liền với bảo vệ tài nguyên, môitrường ...” [2, tr.173].Thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởngkinh tế khá với tiềm lực và quy mô mở rộng; đặc biệt là sự phát triểncủa các vùng kinh tế động lực, các khu kinh tế trọng điểm, các khu,cụm công nghiệp. Trong quá trình tăng trưởng kinh tế, tỉnh đã tăngcường công tác quản lý tài nguyên, ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ môitrường. Tuy nhiên, do chưa tận dụng hết cơ hội và chưa vượt quađược hết khó khăn, thách thức nên tốc độ tăng trưởng kinh tế củatỉnh chậm được cải thiện, chưa tạo ra bước đột phá mới. Trong khiđó, công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái cònnhiều hạn chế, bất cập như xảy ra hàng loạt các vi phạm về xử lýchất thải, rác thải, nước thải trong các doanh nghiệp, việc khai tháctài nguyên rừng và khoáng sản trái phép ngày càng diễn biến phứctạp, … gây ra tình trạng đáng báo động cho môi trường.Hiện nay, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường làvấn đề thời sự nóng hổi, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâudài và là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại. Vậy, đểđáp ứng đòi hỏi bức thiết này, một câu hỏi lớn được đặt ra cho tỉnh3Quảng Nam là: Cần làm gì để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh vàbền vững nhằm vươn lên trở thành địa phương phát triển nhưng vẫnbảo vệ được môi trường sinh thái?Đã có nhiều công trình nghiên cứu về kết hợp tăng trưởng kinhtế với bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước, vùng và một số tỉnh,thành phố nhưng cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nàodành riêng cho tỉnh Quảng Nam. Dưới góc nhìn triết học, với mongmuốn nghiên cứu và góp phần tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên,tác giả chọn đề tài “Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong giảiquyết mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảovệ môi trường tỉnh Quảng Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạcsĩ Triết học của mình.2. Mụ ...

Tài liệu được xem nhiều: