Danh mục

Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam

Số trang: 37      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.20 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định rõ các hành vi xâm phạm quyền tác giả; xem xét thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam; tìm hiểu và nghiên cứu các quy định về trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam; qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật để việc bảo vệ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự trở thành cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật Việt NamMỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiQuyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mìnhsáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền này được Nhà nước bảo hộ; do đó, pháp luật đãquy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền này khi có hành vi xâm phạm.Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi xâm phạm quyền tác giả đều phải gánhchịu những hậu quả bất lợi do pháp luật quy định. Chủ thể xâm phạm có thể phảichịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm dân sự, thậm chí là trách nhiệmhình sự. Tuy nhiên, việc chủ thể xâm phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý nàocòn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của chủ thể quyền. Nếu chủ thể quyền có đơnkhởi kiện chủ thể có hành vi xâm phạm quyền tác giả thì khi đó, Tòa án sẽ ápdụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạmquyền tác giả như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi cải chínhcông khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại… Trên thếgiới, hầu hết các nước khi phát hiện có các hành vi xâm phạm quyền tác giả, chủthể quyền thông thường khởi kiện ra tòa án để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thực trạng xâm phạm quyềntác giả ngày càng có xu hướng gia tăng, tính chất vi phạm ngày càng tinh vi hơn,nhưng số vụ án về quyền tác giả được tòa án thụ lý và giải quyết còn rất khiêmtốn, mặc dù so với biện pháp hành chính và biện pháp hình sự thì biện pháp dânsự có ưu thế hơn. Tại sao vậy? Nguyên nhân là do tác giả, chủ sở hữu tác phẩmchưa coi việc khởi kiện ra tòa là chuyện bình thường; cộng với năng lực, trìnhđộ chuyên môn của cán bộ, công chức ngành tòa án còn yếu, hiểu biết chưa sâuvề lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng; do cơ chế giảiquyết tranh chấp tại tòa án còn nhiều bất cập…Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hiện nayViệt Nam đã tham gia công ước Berne (24/10/2006) và trở thành thành viênchính thức của Tổ chức thương mại thế giới –WTO (11/01/2007) thì vấn đề bảovệ quyền tác giả phải được quan tâm thực hiện hơn nữa. Với mong muốn cung1cấp cho chủ thể quyền thêm một tài liệu tham khảo trước khi lựa chọn phươngthức bảo vệ quyền tác giả của mình; đồng thời mong muốn hoàn thiện hơn nữaquy định của pháp luật để việc bảo vệ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự trởthành cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ phổ biến và hữu hiệu nhất, tôi quyếtđịnh lựa chọn đề tài “Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả” làmLuận văn thạc sĩ luật học của mình.2. Tình hình nghiên cứuCho đến thời điểm tác giả nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm dân sự do xâmphạm quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam”, đã có một số bài nghiên cứuvề vấn đề này như “Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Namhiện nay” của tác giả Hoàng Minh Thái, luận văn thạc sĩ luật học năm 2001;“Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của tác giả Ngô Văn Giang, luận vănthạc sĩ luật học năm 2007; “Bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả Đinh Thị ThúyVân, khóa luận tốt nghiệp năm 2011; “Bồi thường thiệt hại do hành vi xâmphạm quyền sở hữu trí tuệ - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả NgôThị Thu Huyền, khóa luận tốt nghiệp năm 2012; “Nội dung quyền tác giả theopháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” của tác giả Ngô Thị Lam, khóa luận tốtnghiệp năm 2012; “Xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam – Thực trạng và giảipháp” của tác giả Nguyễn Hồng Oanh, khóa luận tốt nghiệp năm 2012… và mộtsố bài báo, tạp chí như “Thực trạng giải quyết tranh chấp về quyền tác giả tạiViệt Nam giai đoạn 2006 – 2012 và một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luậtvà thực thi về sở hữu trí tuệ” của nhóm tác giả TS. Nguyễn Hợp Toàn, PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Thủy, PGS.TS. Trần Văn Nam; “Xử lý xâm phạm quyền sởhữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam – Thực tiễn pháp luật và đề xuấthoàn thiện” của tác giả Phạm Văn Toàn (nguyên Phó Chánh thanh tra Bộ Khoahọc và Công nghệ) đăng trên trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày15/10/2013… Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập tới một số khía cạnh vềtrách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệnói chung; chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào tập trung phân tích một2cách toàn diện, có hệ thống và chuyên sâu những vấn đề về lý luận và thực tiễnvề trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam.3. Phạm vi nghiên cứuTrong khuôn khổ của một Luận văn thạc sỹ, Luận văn này chỉ nghiên cứuvấn đề cơ bản nhất về trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức đã có hành vixâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu của Luận văn này là dựa trên phương pháp luậncủa Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng vàNhà nước ta về bảo hộ quyền tá ...

Tài liệu được xem nhiều: