Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 173.92 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích của Đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về cho vay ngắn hạn của NHTM; Đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -i- MỞ ĐẦU Cho vay là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTM nói chung, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu vốn ngắn hạn ngày càng tăng, mở rộng cho vay ngắn hạn không chỉ đem lại lợi ích cho Sở giao dịch mà cả các doanh nghiệp. Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch còn xuất phát từ nhu cầu gia tăng khả năng linh hoạt trong điều chỉnh cơ cấu dư nợ phù hợp với điều kiện một thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Tuy Sở giao dịch đã nhận thức được vấn đề này nhưng quy mô cho vay ngắn hạn vẫn chưa được mở rộng tương xứng với tiềm năng, vị thế và mong muốn của Ngân hàng; việc tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đồng thời với quá trình mở rộng quy mô cho vay chưa đạt được kết quả như mong đợi. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với mong muốn mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch, góp phần tích cực mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch cũng như tác động tích cực tới sự phát triển của kinh tế Thủ đô và đất nước, Đề tài “Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu. Mục đích của Đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về cho vay ngắn hạn của NHTM; Đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM, với phạm vi là Sở giao dịch trong thời gian từ năm 2005 đến nay. Các phương pháp được sử dụng gồm phân tích, tổng hợp; thống kê. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương: - ii - Chương 1 – Những vấn đề cơ bản về cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại; Chương 2 – Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Chương 3 – Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Ngân hàng được hình thành từ nhu cầu của quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội; đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. NHTM được hiểu là tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, trong đó hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động vốn, sử dụng vốn huy động để cho vay và cung cấp dịch vụ thanh toán. Hoạt động cơ bản của NHTM bao gồm: - Huy động vốn: Đây là hoạt động truyền thống của NHTM, trong đó hình thức chủ yếu là tiền gửi. Đặc điểm chung của tiền gửi là khách hàng có thể rút vốn bất cứ khi nào có nhu cầu. Các ngân hàng còn huy động vốn bằng các loại trái phiếu với đặc điểm là trái chủ chỉ được hoàn trả gốc khi đáo hạn. - Cho vay: Đây cũng là hoạt động cơ bản, truyền thống của NHTM, dưới nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. - iii - - Cung cấp dịch vụ thanh toán và các hoạt động khác là nội dung hoạt động có nhiều phát triển nhất nhờ sự ứng dụng các thành tựu phát triển kinh tế - kỹ thuật. 1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM Cho vay của NHTM là một quan hệ kinh tế, trong đó ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng một số tiền nhất định cho khách hàng với những điều kiện nhất định mà ngân hàng và người vay thỏa thuận như số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay, mục đích sử dụng tiền vay,…. Cho vay được phân loại căn cứ theo các tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào thời hạn cho vay, cho vay được chia thành cho vay ngắn hạn (trong đó thời hạn khoản vay tới một năm) và cho vay trung, dài hạn (thời hạn khoản vay thường trên một năm hoặc một chu kỳ sản xuất). Căn cứ theo mục đích sử dụng tiền vay, cho vay được chia thành: Cho vay công nghiệp; Cho vay thương mại; Cho vay nông nghiệp; Cho vay kinh doanh bất động sản; Cho vay các tổ chức tài chính; Cho vay tiêu dùng cá nhân. Theo đối tượng khách hàng vay vốn, cho vay được chia thành: Cho vay doanh nghiệp; Cho vay cá nhân/hộ gia đình. 1.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM 1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết cho vay ngắn hạn Trong Luận văn này, cho vay ngắn hạn được hiểu là hoạt động cho vay với thời hạn vay đến 01 năm (hay 12 tháng). Cho vay ngắn hạn thực sự cần thiết đối với khách hàng, ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Từ phía khách hàng, các khoản vay ngắn hạn là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân/hộ gia đình, sự sẵn có của các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn hỗ trợ khách hàng cá nhân trang trải thiếu hụt tài chính tạm thời, qua đó tăng khả năng chi tiêu - iv - và tính linh hoạt về tài chính cá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam -i- MỞ ĐẦU Cho vay là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho các NHTM nói chung, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu vốn ngắn hạn ngày càng tăng, mở rộng cho vay ngắn hạn không chỉ đem lại lợi ích cho Sở giao dịch mà cả các doanh nghiệp. Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch còn xuất phát từ nhu cầu gia tăng khả năng linh hoạt trong điều chỉnh cơ cấu dư nợ phù hợp với điều kiện một thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Tuy Sở giao dịch đã nhận thức được vấn đề này nhưng quy mô cho vay ngắn hạn vẫn chưa được mở rộng tương xứng với tiềm năng, vị thế và mong muốn của Ngân hàng; việc tăng tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đồng thời với quá trình mở rộng quy mô cho vay chưa đạt được kết quả như mong đợi. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, với mong muốn mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch, góp phần tích cực mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch cũng như tác động tích cực tới sự phát triển của kinh tế Thủ đô và đất nước, Đề tài “Mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu. Mục đích của Đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về cho vay ngắn hạn của NHTM; Đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch, từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM, với phạm vi là Sở giao dịch trong thời gian từ năm 2005 đến nay. Các phương pháp được sử dụng gồm phân tích, tổng hợp; thống kê. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương: - ii - Chương 1 – Những vấn đề cơ bản về cho vay ngắn hạn của Ngân hàng thương mại; Chương 2 – Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Chương 3 – Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay của NHTM 1.1.1. Hoạt động cơ bản của NHTM Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Ngân hàng được hình thành từ nhu cầu của quá trình phát triển của nền sản xuất xã hội; đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. NHTM được hiểu là tổ chức tài chính kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, trong đó hoạt động chủ yếu và thường xuyên là huy động vốn, sử dụng vốn huy động để cho vay và cung cấp dịch vụ thanh toán. Hoạt động cơ bản của NHTM bao gồm: - Huy động vốn: Đây là hoạt động truyền thống của NHTM, trong đó hình thức chủ yếu là tiền gửi. Đặc điểm chung của tiền gửi là khách hàng có thể rút vốn bất cứ khi nào có nhu cầu. Các ngân hàng còn huy động vốn bằng các loại trái phiếu với đặc điểm là trái chủ chỉ được hoàn trả gốc khi đáo hạn. - Cho vay: Đây cũng là hoạt động cơ bản, truyền thống của NHTM, dưới nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. - iii - - Cung cấp dịch vụ thanh toán và các hoạt động khác là nội dung hoạt động có nhiều phát triển nhất nhờ sự ứng dụng các thành tựu phát triển kinh tế - kỹ thuật. 1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM Cho vay của NHTM là một quan hệ kinh tế, trong đó ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng một số tiền nhất định cho khách hàng với những điều kiện nhất định mà ngân hàng và người vay thỏa thuận như số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay, mục đích sử dụng tiền vay,…. Cho vay được phân loại căn cứ theo các tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào thời hạn cho vay, cho vay được chia thành cho vay ngắn hạn (trong đó thời hạn khoản vay tới một năm) và cho vay trung, dài hạn (thời hạn khoản vay thường trên một năm hoặc một chu kỳ sản xuất). Căn cứ theo mục đích sử dụng tiền vay, cho vay được chia thành: Cho vay công nghiệp; Cho vay thương mại; Cho vay nông nghiệp; Cho vay kinh doanh bất động sản; Cho vay các tổ chức tài chính; Cho vay tiêu dùng cá nhân. Theo đối tượng khách hàng vay vốn, cho vay được chia thành: Cho vay doanh nghiệp; Cho vay cá nhân/hộ gia đình. 1.2. Hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM 1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết cho vay ngắn hạn Trong Luận văn này, cho vay ngắn hạn được hiểu là hoạt động cho vay với thời hạn vay đến 01 năm (hay 12 tháng). Cho vay ngắn hạn thực sự cần thiết đối với khách hàng, ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Từ phía khách hàng, các khoản vay ngắn hạn là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân/hộ gia đình, sự sẵn có của các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn hỗ trợ khách hàng cá nhân trang trải thiếu hụt tài chính tạm thời, qua đó tăng khả năng chi tiêu - iv - và tính linh hoạt về tài chính cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng Mở rộng cho vay ngắn hạn Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Vay ngắn hạnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo đề tài Phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng
17 trang 20 0 0 -
17 trang 16 0 0
-
63 trang 15 0 0
-
14 trang 14 0 0
-
Hệ thống các tổ chức tín dụng ngân hàng và cẩm nang pháp luật về xử lý nợ xấu năm 2013: Phần 2
169 trang 13 0 0 -
20 trang 13 0 0
-
19 trang 13 0 0
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bắc Á
15 trang 13 0 0 -
22 trang 13 0 0
-
Bài giảng Kiểm toán (Phần 2): Chương 4 - Th.S Nguyễn Văn Thịnh
37 trang 12 0 0