Danh mục

Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu khả năng tích lũy và trao đổi carbon trong rừng ngập mặn trồng tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 441.04 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu trong đề tài của luận án là định lượng khả năng tích lũy carbon trong rừng Trang (K. obovata) trồng theo thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu tính toán lượng trao đổi carbon và cân bằng carbon giữa các thành phần môi trường tại khu vực RNM VQGXT, tỉnh Nam Định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu khả năng tích lũy và trao đổi carbon trong rừng ngập mặn trồng tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI HÀ THỊ HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY VÀ TRAO ĐỔI CARBON TRONG RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦYChuyên ngành: Môi trường đất và nướcMã số chuyên ngành: 9 44 03 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI, NĂM 2018 1Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Thủy lợiNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim CúcPhản biện 1: PGS. TS. Lê Xuân TuấnPhản biện 2: PGS. TS. Phạm Minh ToạiPhản biện 3: PGS. TS. Dương Thị ThủyLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại ………….., TrườngĐại học Thủy lợi vào lúc … giờ … phút ngày ……. tháng …..năm ……………Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Thủy lợi 2MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiRừng ngập mặn (RNM) là các thảm thực vật, gồm các loài ưa mặn, phân bố tạivùng cửa sông, ven biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [1]. Hệ sinh thái RNMđóng vai trò như một lá chắn bảo vệ vùng ven biển khỏi các tác động của thiêntai như mưa bão, lốc xoáy, sóng biển, ngập lụt và các thảm họa thiên nhiên tiềmtàng khác như sóng thần [4], [5]. Bên cạnh vai trò bảo vệ đường bờ biển, HSTRNM còn cung cấp nhiều giá trị dịch vụ HST và các giá trị thương mại khác [6]–[8]. Cùng với vai trò và các giá trị quan trọng của RNM, trong vài thập kỉ gầnđây, RNM được ghi nhận là HST quan trọng trong chu trình carbon. Hệ sinh tháiRNM đóng vai trò như một bể chứa CO2 của khí quyển và là nguồn carbon hữucơ và vô cơ vùng ven biển.Một số nghiên cứu về carbon trong RNM trồng tại khu vực phía Bắc Việt Nam đãđược tiến hành bởi Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Thị Kim Cúc và Nguyễn Thị HồngHạnh [10]–[13]. Các tác giả đã xác định được trữ lượng carbon trong đất và trongsinh khối của rừng Trang trồng (Kandelia obovata; < 13 tuổi). Tuy nhiên, hiện chưacó nghiên cứu cụ thể nào về carbon trao đổi và tích lũy trong rừng Trang trồng tạikhu vực phía Bắc ở lứa tuổi cao hơn (~ 20 tuổi). Và, cũng chưa có nghiên cứu cụthể, đồng thời sự tích lũy và trao đổi carbon của HST RNM qua việc đo lượng khíCO2 phát thải từ giao diện đất rừng, giao diện nước vào khí quyển cũng như tínhtoán sự trao đổi carbon giữa RNM và môi trường nước xung quanh.Để tiếp nối các kết quả nghiên cứu đã có với rừng Trang dưới 13 tuổi, nghiêncứu này được thực hiện trên diện tích rừng Trang trồng tại Vườn Quốc gia XuânThủy (VQGXT) và hoàn thiện bức tranh về khả năng tích lũy carbon trong RNMtại phía Bắc Việt Nam từ thời điểm mới trồng cho đến 20 tuổi, cũng như đánhgiá khả năng tích lũy khí nhà kính của RNM. Vì vậy, đề tài luận án “Nghiên cứukhả năng tích lũy và trao đổi carbon trong rừng ngập mặn trồng tại VườnQuốc gia Xuân Thủy” là nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, góp 3phần quan trọng trong việc định lượng trữ lượng carbon ứng với mỗi giai đoạnsinh trưởng và phát triển của rừng trồng. Bên cạnh đó, carbon trao đổi giữa HSTRNM và môi trường xung quanh (không khí, nước) cũng được tính toán để hoànthiện chu trình carbon trong rừng Trang trồng và đánh giá chức năng lưu trữcarbon của RNM trong việc quản lý bền vững HST rừng.2. Mục tiêu nghiên cứuMục tiêu nghiên cứu trong đề tài của luận án là định lượng khả năng tích lũy carbontrong rừng Trang (K. obovata) trồng theo thời gian. Ngoài ra, nghiên cứu tính toánlượng trao đổi carbon và cân bằng carbon giữa các thành phần môi trường tại khuvực RNM VQGXT, tỉnh Nam Định. Các mục tiêu chính của luận án cụ thể như sau: i. Định lượng được lượng carbon tích lũy trong rừng Trang trồng (18 – 20 tuổi), cụ thể là carbon tích lũy trong sinh khối thực vật và carbon tích lũy trong đất. Từ đó làm rõ mối quan hệ giữa tuổi rừng và khả năng tích lũy carbon trong RNM theo từng độ tuổi;ii. Định lượng carbon trao đổi giữa HST RNM và môi trường xung quanh (nước, không khí);iii. Xác định mối quan hệ giữa carbon tích lũy trong đất, trong sinh khối và các dạng carbon chuyển dịch, từ đó hoàn thiện chu trình carbon trong RNM tại VQGXT.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của luận án là khả năng tích lũy và trao đổi carbon trongrừng Trang trồng (K. obovata; 18-20 năm tuổi) tại khu vực vùng đệm VQGXT,tỉnh Nam Định.3.2. Phạm vi nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện trên diện tích rừng Trang (K. obovata) trồng sinhtrưởng và phát triển quanh một con lạch triều nối với kênh chính (20o13’37.6” N 4Vĩ độ Bắc và 106o31’42.0”E Kinh độ Đông, Hình 2.1) tại khu vực vùng đệmVQGXT tỉnh Nam Định. Nghiên cứu định lượng carbon tích lũy trong đất vàtrong sinh khối cây cũng như lượng carbon trao đổi từ giao diện đất – không khí,đất – nước theo phương thẳng đứng và phương ngang của rừng Trang trồng từ18-20 tuổi. Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 năm 2016 đến hếttháng 4 năm 2018, tương ứng với rừng trồng 18, 19 và 20 năm tuổi. Tại khu vựclựa chọn, kết quả khảo sát cấu trúc rừng cho thấy Trang (K. obovata) là loàichiếm khoảng 95% tổng số cá thể đo đếm được tại diện tích rừng trồng, còn lạilà tỉ lệ nhỏ của Đâng (Rhizophora stylosa). Do đó, khu vực nghiên cứu được xácđịnh là diện tích rừng Trang trồng (gọi chung là RNM).Diện tích rừng trồng sinh trưởng và phát triển quanh con lạch triều kết nối trựctiếp với kênh chính trong khu vực. Dòng thủy triều lên xuống hàng ngày mangtheo các chất dinh dưỡng cho diện tích rừng trồng, đồng thời dòng thủy triềucũng cuốn theo các vật rụng và các chất dinh dưỡng từ sàn rừng ra môi t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: