Danh mục

Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Quản lý văn hóa: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 681.42 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm nghiên cứu thực trạng bảo vệ và phát huy trị giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan ở Phú Thọ, từ đó đề xuất các giải pháp để hai di sản này được bảo vệ một cách bền vững theo quy định luật pháp của quốc gia, quốc tế và các lý thuyết bảo tồn di sản của các học giả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Quản lý văn hóa: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú ThọBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Nguyễn Đắc Thủy BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢNTÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội - 2018 Công trình được hoàn thành tại VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHNgười hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Minh Lý PGS.TS Từ Thị LoanPhản biện 1:Phản biện 2:Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện họp tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng nămCó thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, ở đó đậm đặc các di sảnvăn hoá, đặc biệt là DSVHPVT. Với những giá trị đặc trưng và độc đáo,các DSVHPVT ở Phú Thọ đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia dân tộctrở thành di sản chung của nhân loại: Hát Xoan Phú Thọ và tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ được UNESCO ghi danh làDSVHPVT đại diện của nhân loại. Các di sản trên đã đóng góp vào khotàng di sản văn hoá quốc gia và thế giới, tạo nên bức tranh chung về đadạng văn hoá. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan sau khi đượcUNESCO ghi danh đang trở thành mối quan tâm, nhu cầu tìm hiểukhám phá của khách du lịch. Như vậy, du lịch sẽ có tác động gì đến haidi sản này? Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan sau khiđược thế giới công nhận sẽ được bảo tồn như thế nào? Cần có biện phápgì để đảm bảo vai trò của cộng đồng và nhà nước trong bảo vệ và pháthuy giá trị của di sản? Đây là những luận điểm cần nghiên cứu và làmsáng tỏ cả ở góc độ lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nàonghiên cứu một cách đầy đủ về bảo vệ các DSVH dưới sự tác động củahoạt động du lịch ở Phú Thọ, do đó NCS chọn đề tài Bảo vệ và pháthuy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ởPhú Thọ với mong muốn làm sáng tỏ các luận điểm nêu trên. 2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu (1) Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan có giátrị như thế nào trong đời sống xã hội hiện nay? (2) Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở PhúThọ đã được bảo vệ và phát huy như thế nào? 2 (3) Cần làm gì để bảo vệ di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươngvà hát Xoan? Giả thuyết nghiên cứu 1. Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở PhúThọ có những giá trị lớn trong đời sống xã hội hiện nay. 2. Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan hiện nayđang được bảo vệ và phát huy có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạnchế, khó khăn. 3. Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan sẽ đượcbảo vệ và phát huy tốt nếu thực hiện đúng các quan điểm bảo vệ di sảncủa UNESCO và các lý thuyết phù hợp, cũng như triển khai công tácquản lý hiệu quả 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng bảo vệ và phát huytrị giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan ở PhúThọ, từ đó đề xuất các giải pháp để hai di sản này được bảo vệ một cáchbền vững theo quy định luật pháp của quốc gia, quốc tế và các lý thuyếtbảo tồn di sản của các học giả. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, làm sáng tỏ các khái niệm thenchốt, trình bày những tiếp cận lý thuyết có liên quan. - Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ và pháthuy Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. - Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế để rút ra những bài họcđối với việc bảo vệ và phát huy DSVHPVT ở Phú Thọ. - Đề xuất một hệ thống các giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị củadi sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và hát Xoan ở Phú Thọ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Công tác bảo vệ và phát huy giá trị hai di sản tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương và hát Xoan ở Phú Thọ từ phương diện quản lý văn hóa. 3 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu khảo sát thực tế tại các làng Xoan cổtrên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Khu di tích lịch sử đền Hùng, một số làng cóđịa điểm thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2017 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Từ những đặc điểm của di sản văn hóa PVT trên địa bàn tỉnh PhúThọ NCS chọn cách tiếp cận tổng thể, phát triển và cộng đồng. Đồng thờiNCS sẽ chọn cách tiếp cận của khoa học quản lý văn hóa và cách tiếp cậnliên ngành của văn hóa học để xử lý các vấn đề đặt ra trong luận án. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu - Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa của Nhân học - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu về lýluận của các tác giả đi trước, luận án tiếp tục tổng hợp, hệ thống, bổsung cơ sở lý luận về DSVHPVT; về bản chất, vai trò, giá trị của Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan; mối quan hệ tác động qualại giữa di sản văn hoá phi vật thể và du lịch. Đây là những đóng gópmới, góp phần bổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: