Danh mục

Tóm tắt và bình luận Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế: Phần 2 (Tài liệu dành cho môn Công pháp quốc tế)

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 491.12 KB      Lượt xem: 32      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của cuốn sách "Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế - Tóm tắt và bình luận (Tài liệu dành cho môn Công pháp quốc tế)" tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: một số lĩnh vực điều chỉnh cơ bản của luật quốc tế như lãnh thổ và biên giới quốc gia, luật biển quốc tế, dân cư trong quan hệ quốc tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt và bình luận Phán quyết điển hình của cơ quan tài phán quốc tế: Phần 2 (Tài liệu dành cho môn Công pháp quốc tế) Chương 3 MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐIỀU CHỈNH CƠ BẢN CỦA LUẬT QUỐC TẾ Chương này cung cấp cho người đọc các vụ việc tiêu biểu nhằm làm rõ vấn đề liên quan đến những lĩnh vực điều chỉnh cơ bản của luật quốc tế, trong đó bao gồm 04 nhóm vụ việc: Nhóm thứ nhất bao gồm các vụ việc về vấn đề lãnh thổ và biên giới quốc gia. Các vụ việc này góp phần làm rõ nội dung lý thuyết về “lãnh thổ quốc gia” và “chủ quyền lãnh thổ”; nguyên tắc chiếm cứ hữu hiệu và những vấn đề pháp lý của việc chiếm cứ lãnh thổ, cơ sở quan trọng để khẳng định chủ quyền đối với lãnh thổ; cũng như việc đưa ra các chứng cứ khẳng định chủ quyền lãnh thổ và việc đánh giá tính thuyết phục, hợp lý của những chứng cứ đó; đồng thời khẳng định nguyên tắc đường biên giới của các quốc gia luôn được duy trì trong sự ổn định, bền vững. Nhóm thứ hai dẫn chứng một số vụ việc góp phần bổ sung cho những nội dung lý thuyết trong lĩnh vực luật biển quốc tế, bao gồm việc xác định tính đúng đắn và hợp lý của đường cơ sở thẳng, vốn là một khái niệm mới trong Luật biển quốc tế và 157 những tiêu chí để xác định đường cơ sở thẳng; về khái niệm, bản chất và quy chế pháp lý của thềm lục địa cũng như các quy tắc cần áp dụng khi phân định ranh giới trên biển. Nhóm thứ ba làm sáng tỏ những quy định pháp lý liên quan đến vấn đề dân cư, bản chất của quốc tịch, mối liên hệ chính trị - pháp lý giữa một cá nhân với một quốc gia nhất định và những nội dung khác của chế định quốc tịch; vấn đề về tị nạn chính trị trong luật quốc tế, một trong những vấn đề liên quan đến việc đối xử đối với người nước ngoài trong quan hệ quốc tế. Nhóm thứ tư góp phần làm rõ nội hàm của quyền bất khả xâm phạm dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và thành viên của các cơ quan này đóng tại nước tiếp nhận; trách nhiệm của quốc gia đối với hành động của các cá nhân xảy ra trong phạm vi lãnh thổ của mình trong trường hợp vi phạm các nghĩa vụ quốc tế của quốc gia trong quan hệ ngoại giao và lãnh sự; về chế định bảo hộ công dân, vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự trong việc bảo vệ và giúp đỡ cho công dân nước mình ở nước ngoài. I. LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA 1. Vụ Ngôi đền Preah Vihear (Campuchia kiện Thái Lan), phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế năm 19611 Preah Vihear là ngôi đền cổ nằm ở một vị trí hiểm trở thuộc núi Dangrek, trong khu vực biên giới Thái Lan và 1. Nguồn: Case Concerning the Temple of Preah Vihear (Cambodia v. Thailand), Preliminary objections, Judgment of 26 May 1961, https://www.icj-cij.org/files/case-related/45/045-19610526-JUD-01- 00-EN.pdf. 158 Campuchia. Vào ngày 13/02/1904, một hiệp ước đã được ký kết giữa Siam/Xiêm (Siam: tên cũ của Thái Lan vào thời điểm đó) và Pháp (quốc gia bảo hộ cho Campuchia tại thời điểm này) về phân định biên giới giữa hai bên. Hiệp ước đã quy định việc phân chia tương xứng theo đường phân chia đầu nguồn nước (còn gọi là đường phân thủy - watershed line), và quy định việc mô tả chính xác của đường biên giới này sẽ do Ủy ban hỗn hợp Pháp - Xiêm thực hiện. Mặc dù Ủy ban đã nhóm họp lần cuối cùng vào năm 1907, công việc này vẫn chưa được thực hiện. Sau đó, Chính phủ Xiêm đã ủy quyền (commissioned) cho phía Pháp mà cụ thể là một đoàn khảo sát của Pháp để thực hiện việc vẽ bản đồ. Bản đồ phân chia khu vực của Ngôi đền Preah Vihear (gọi là Phụ lục số 1) đã được công bố vào năm 1907 tại Pari và sau đó gửi cho phía Xiêm. Tấm bản đồ đã xác định vị trí của ngôi đền và các mũi đất nhô ra (promontory) thuộc về phía lãnh thổ của Campuchia. Tuy nhiên, những cuộc khảo sát sau đó lại cho thấy rằng khu vực ngôi đền thực tế tọa lạc trên phần lãnh thổ của Xiêm căn cứ theo đường phân chia nguồn nước. Chính quyền Xiêm đã không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến bản đồ vị trí ngôi đền hoặc tuyên bố từ bỏ chúng một cách rõ ràng cho đến các cuộc đàm phán vào năm 1958. Trong giai đoạn 1934-1935, sau khi phía Thái Lan (lúc này tên gọi Thái Lan là tên gọi chính thức của nước này thay cho tên gọi cũ là Xiêm) đã tự thực hiện một cuộc khảo sát tại khu vực ngôi đền, phát hiện có sự khác biệt giữa đường biên giới thể hiện trên bản đồ và đường biên giới thực tế về phân chia đầu nguồn nước, do đó đã đặt vị trí của ngôi đền vào phía Campuchia. Phía Pháp (nhân danh Campuchia) 159 đã nhiều lần gửi công hàm phản đối (protest notes) đến Chính phủ Thái Lan vào các năm 1949 và 1950. Nội dung của các công hàm này là yêu cầu rút sự hiện diện của phía Thái Lan tại khu vực ngôi đền. Những nỗ lực sau đó của phía Campuchia nhằm thiết lập sự quản lý của mình tại đây sau khi nước này giành được độc lập kể từ năm 1953, các cuộc đàm phán tiếp theo nhằm giải quyết tranh chấp về lãnh thổ cũng không đạt được kết quả nào. Kết quả là phía Campuchia đã quyết định đưa vụ kiện ra trước Tòa án Công lý Quốc tế vào tháng 10/1959. Phía Thái Lan đã đưa ra những luận điểm: Tấm bản đồ không được vẽ ra bởi Ủy ban hỗn hợp Pháp - Xiêm theo Hiệp ước và do đó không có giá trị pháp lý; Chính quyền Xiêm đã thực thi trên thực tế quyền kiểm soát tại khu vực ngôi đền; bản đồ có sự sai sót (error) và do đó theo luật điều ước quốc tế là vô hiệu. Thái Lan cho rằng, họ đã không thể biết điều này vào thời điểm họ chấp nhận bản đồ. Để làm rõ các luận điểm trên, Tòa đã đưa ra những lập luận như sau: Thứ nhất, Tòa đồng ý khu vực mà Ngôi đền Preah Vihear tọa lạc sẽ thuộc về phía Thái Lan nếu như đường biên giới có thể được hoạch định theo đúng Hiệp ước năm 1904. Mặc dù vậy, phán quyết của Tòa lại dựa trên cơ sở từ việc tấm bản đồ được vẽ bởi Ủy ban hỗn hợp Pháp - Xiêm hay không, trong đó bao gồm cả đường biên giới được hoạch định, có được hai bên chấp nhận hay không? Trong vấn đề này, Tòa cũng đồng tì ...

Tài liệu được xem nhiều: