Danh mục

Tổng hợp 3 bài phân tích - So sánh Chủ nghĩa anh hùng trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 742.71 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổ quốc trong bất kì hoàn cảnh khốc liệt nào. Đó là vẻ đẹp của phẩm chất anh hùng tiêu biểu cho cả dân tộc. Cũng xoay quanh đề tài này, không ít những nhà văn nhà thơ đã cho ra đời những tác phẩm đi cùng thời gian. Không nằm ngoài nó, cùng viết về đề tài người anh hùng cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hai nhà văn Nguyễn Thi và Nguyễn Trung Thành cũng đã góp cho làn gió văn học Việt Nam hai tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao đẹp, cho lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc của dân tộc Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Đó chính là "Rừng xà nu" và "Những đứa con trong gia đình". Để hiểu hơn chủ nghĩa anh hùng trong hai truyện ngắn này mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng hợp 3 bài phân tích - So sánh Chủ nghĩa anh hùng trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn ThiLuyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laiVĂN MẪU LỚP 12: RỪNG XÀ NU – NGUYỄN TRUNG THÀNHTỔNG HỢP 3 BÀI PHÂN TÍCH – SO SÁNH CHỦ NGHĨA ANH HÙNG TRONG“TRUYỆN NGẮN RỪNG XÀ NU CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH VÀ NHỮNG ĐỨA CONTRONG GIA ĐÌNH CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI”BÀI MẪU SỐ 1:Trong bài “Nhận đường”, Nguyễn Đình Thi có viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiếnnhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúcnên văn nghệ mới của chúng ta”. Từ chiến trường đầy ác liệt, từ những nỗi đau chiến tranh chấtchứa đầy máu và cả sự hy sinh , những áng văn bất hủ đã được tạo nên.Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “ Những đứa con trong gia đình” của NguyễnThi đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Dẫu hai tác phẩm ấy được viết theo hai phong cách khác nhaunhưng cả hai nhà văn đã gặp nhau ở nơi hội tụ của mọi ánh sáng văn chương chân chính mọi thờiđó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng lớn lao, cao cả, hào hùng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện rõ nétnhất qua nhân vật Tnú và nhân vật Việt.Mỗi nhà văn có một sở trường riêng về một đề tài và khi nhắc đến văn học kháng chiếnchống Mĩ ta không thể không nhắc đến hai nhà văn tiêu biểu đó là Nguyễn Trung Thành vàNguyễn Thi. Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932 ông là nhà văn có sở trường viết về vùng đấtTây Nguyên anh hùng, bất khuất. Nguyễn Thi (1928-1968) tuy là người Bắc nhưng ông lại cócảm tình sâu sắc với mảnh đất Nam Bộ. Chính vì vậy ông đã được coi là nhà văn, con ngườiNam Bộ kiên cường. Cả hai tác giả đều gắn bó với cuộc kháng chiến chống Mĩ, là những nhàvăn chiến sĩ ở hai tuyến đầu máu lửa của Tổ quốc Tác phẩm của họ mang hơi thở nóng hổi củacuộc chiến đấu với những hình tượng nhân vật sinh động, bước vào văn học từ thực tế chiến đấu.Hai truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965) và “Những đứa con trong gia đình” (1966) đã phản ánhthật rõ ràng và đậm nét ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm của dân tộc ta; lòng căm thù giặccũng như những phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ trong công cuộc đấu tranh để gìn giữnon sông của cha ông ngàn đời. Nhân vật Tnú và Việt trong hai tác phẩm là hai nhân vật tiêubiểu cho tinh thần yêu nước, yêu cách mạng của con người Việt Nam trong kháng chiến. Ở họmang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng cao cả và thiêng liêng nhất chính là vẻ đẹp anh hùng cáchmạng .Vậy thế nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng ? Đó là sự thể hiện của lòng yêu nước thiếttha, căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ tổquốc của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là sự trung thành vớilí tưởng cách mạng được thử thách trong những hòan cảnh khốc liệt, qua đó bộc lộ được vẻ đẹpcủa phẩm chất anh hùng có tính chất tiêu biểu cho cả dân tộc. Tnú và Việt là sự kết tinh của chủnghĩa anh hùng cao đẹp ấy.Truy cập website www.hoc247.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu khác!Trang | 1Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương laiTrước tiên đọc tác phẩm “Rừng xà nu” ta có thể dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp anh hùngrực rỡ ở nhân vật Tnú. Tnú là người con của dân làng Xôman, cha mẹ mất sớm và được dân làngcưu mang, nuôi dưỡng. Cũng như người dân làng “có cái bụng thương núi, thương nước”, Tnúđã sớm có lòng yêu thương nhân dân, làng xóm. Từ tấm lòng này, Trú đã mở rộng thành tình yêugắn bó trung thành thủy chung sâu nặng với Cách mạng, cán bộ Cách mạng. Bởi ngay từ khi cònlà một cậu bé, Tnú được cụ Mết, người gìn giữ và truyền ngọn lửa Cách mạng từ thế hệ này sangthế hệ khác cho hay: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn nước non này còn”. Vì vậy ngay từ chặng đầucủa cuộc đời, Tnú đã xuất hiện với tư cách của người anh hùng Tây Nguyên thời chống Mỹ. Dùcòn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quả cảm như Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ ADính… Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù, chặt đầu những người đi nuôi cán bộ– đầu anh Xút, bà Nhan đang bị chúng treo lủng lẳng đầu bản xóm, Tnú đã cùng với Mai xungphong vào rừng bảo vệ anh Quyết, một cán bộ trung kiên của Đảng. Đây là một công việc vôcùng khó khăn và đầy nguy hiểm nhưng Mai và Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô man mãi tựhào ” Năm năm chưa hề có cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng”.Tnú còn là một người có phẩm chất chính trực, trong sáng, trung thực, thẳng thắn nhưcây xà nu. Tnú quyết tâm học cho được cái chữ Cụ Hồ để trở thành cán bộ giỏi thay anh Quyết,nếu không may anh Quyết bị hy sinh. Tnú có cái đầu sáng lạ lùng trong việc tìm đường rừng đểđưa thư cho anh Quyết. Nhưng Tnú học chữ hay quên. Bởi vậy, khi học chữ thua Mai, Tnú đã tựtrừng phạt cái tội hay quên của mình bằng cách “cầm hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy ròngròng”. Hành động này có cái gì đó hơi nóng nảy, nông nổi nhưng nó biểu lộ ý chí, quyết tâm sắtđá của một con người có chí khí, vì không học được chữ nên tự trừng phạt mình cho đau cho nhớmà cố gắng hơn.Làm liên lạc chuyển thư cho anh Quyết, Tnú có cái đầu sáng lạ lùng. Vốn là con ngườinhanh trí, táo bạo thích mạo hiểm, Tnú không bao giờ đi đường mòn, bị giặc vây các nẻo đường,Tnú leo lên cây cao xé rừng mà đi vượt qua mọi vòng vây. Tnú không vượt qua suối những nơinước cạn dễ đi mà thường băng qua những con thác hiểm như cưỡi lên lưng con cá kình. Có lầnvượt qua thác, chuẩn bị lên bờ thì họng súng đen ngòm đã chĩa vào gáy lạnh ngắt. Tnú kịp nuốtlá thư của anh Quyết vào bụng bảo đảm bí mật. Tnú bị giặc giam cầm ở ngục tù Kontum với biếtbao đòn roi, thương tích. Địch tra tấn hỏi “Cộng sản ở đâu?” Tnú đã không ngần ngại đặt tay lênbụng và nói: “Ở đây này!”.Và lưng Tnú lại hằn lên những vết dao chém ngang dọc của kẻ thù.Đúng Tnú là con người rất giàu phẩm chất thủy chung, trung thành với Cách mạng mà bất khuấthiên ngang trước kẻ thù “Uy vũ không thể khuất phục”.Ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: