Tổng hợp vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit để tách chiết và làm giàu Pb, ứng dụng phân tích Pb trong mẫu nước
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 747.80 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài nghiên cứu này vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit được tổng hợp và ứng dụng làm chất hấp phụ để làm giàu ion chì. Chì sau đó được xác định bằng phương pháp GF-AAS. Phương pháp nghiên cứu được ứng dụng để xác định hàm lượng vết của chì trong các mẫu nước ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng hợp vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit để tách chiết và làm giàu Pb, ứng dụng phân tích Pb trong mẫu nước Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 62, 2023 TỔNG HỢP VẬT LIỆU TiO2/Fe3O4 NANOCOMPOSIT ĐỂ TÁCH CHIẾT VÀ LÀM GIÀU Pb, ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH Pb TRONG MẪU NƯỚC TRẦN THỊ THANH THÚY*, VŨ HỮU TÀI, NGUYỄN VĂN TRỌNG, LÊ HOÀI ÂN Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: tranthithanhthuy@iuh.edu.vn DOIs: https://doi.org/10.46242/jstiuh.v62i02.4776Tóm tắt. Ion chì trong mẫu được làm giàu bằng vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit – chất hấp phụ pha rắnvới kỹ thuật chiết pha rắn, sau đó được giải hấp phụ và xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử. Tínhchất của vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit được phân tích bằng các phương pháp SEM, EDX, XRD. Cácđiều kiện chiết pha rắn sử dụng vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit như pH của dung dịch, khối lượng củavật liệu, thời gian hấp phụ, nồng độ chất giải hấp phụ được lần lượt khảo sát để đạt hiệu suất hấp phụ vàgiải hấp phụ cao nhất. Kết quả cho thấy khi sử dụng 150 mg chất hấp phụ trong 60 phút ở pH 8 và nồng độchất giải hấp phụ HNO3 2M thì hiệu suất hấp phụ đạt 100% và hiệu suất giải hấp đạt 94,5% với nồng độban đầu của ion Pb2+ là 200 µg/L. Với các điều kiện tối ưu, ion chì được xác định bằng phương pháp phổnguyên tử GF-AAS với nồng độ chì theo đường chuẩn tuyến tính trong khoảng 5,0÷40,0 µg/L (r2 = 0,9998).Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt là 0,9 µg/L và 3,0 µg/L; hiệu suất thuhồi của phương pháp khoảng 92,1%. Phương pháp được ứng dụng để xác định ion chì trong mẫu nước.Từ khóa. TiO2/Fe3O4 nanocomposit, chiết pha rắn, chì, GF-AAS.1. MỞ ĐẦUChì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Chìcó thể tích tụ trong cơ thể người gây nên các ngộ độc mãn tính như tổn thương dạ dày, thiếu máu, các táchại não bộ, … Ngoài ra, chì còn là tác nhân có khả năng gây ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe và các quátrình trao đổi chất của con người. Hiện nay, việc sử dụng chì và các hợp chất của chì trong công nghiệpnhư sản xuất pin ắc quy, chất nhuộm cho sơn, gốm sứ, vật liệu chống phóng xạ hạt nhân, nhựa PVC, sảnxuất hang gia dụng, đồ chơi trẻ em, … đã thải ra môi trường sống một lượng chì không nhỏ, ảnh hưởng rấtlớn đến môi trường sống, phá hủy hệ sinh thái và gây ra những tác hại nặng nề đối với sức khỏe của conngười, [1-3]… Vì những tác hại nghiêm trọng của chì đến môi trường và sức khỏe con người mà việc kiểmsoát và xác định hàm lượng chì trong các mẫu, đặc biệt là mẫu nước là rất cần thiết. Có nhiều phương phápxác định chì như phương pháp quang phổ UV-Vis [4-6], phương pháp AAS [7-9], phương pháp ICP-OES[10, 11], phương pháp ICP-AES [12,13] … Thông thường, các phương pháp này cần phải thực hiện bướcchiết và làm giàu ion chì trước khi phân tích. Tuy nhiên, việc chiết, làm giàu và xác định chì chính xác ởnồng độ thấp với sự có mặt của nhiều ion đòi hỏi phải sử dụng phương pháp có tính chọn lọc cao hơn.Những năm gần đây, việc kết hợp phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử với các kỹ thuật làm giàuion chì trong mẫu rất được chú trọng phát triển như chiết điểm đám mây [14,15], in dấu phân tử [16,17].Đặc biệt, kỹ thuật chiết pha rắn được sử dụng rất nhiều để chiết và làm giàu các ion kim loại ở hàm lượngvết nhờ vào tính hiệu quả của kỹ thuật như khả năng làm giàu và tính chọn lọc cao, sử dụng ít hóa chất nênkhông gây ảnh hưởng đến môi trường [18,19]. Với rất nhiều ưu điểm vượt trội như vậy, trong bài nghiêncứu này vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit được tổng hợp và ứng dụng làm chất hấp phụ để làm giàu ionchì. Chì sau đó được xác định bằng phương pháp GF-AAS. Phương pháp nghiên cứu được ứng dụng đểxác định hàm lượng vết của chì trong các mẫu nước ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.2. THỰC NGHIỆM2.1. Hóa chất và thiết bịTất cả hóa chất là loại tinh khiết phân tích gồm có Titanium dioxide Degussa P25 (TiO2 P25, Sigma Aldrich>99,9%); FeCl3.6H2O (>98%); FeSO4.7H2O (>99%) của Prolabo Company; dung dịch chuẩn gốc Pb (1000µg/L) của Merk Company, HNO3 65%, và một số loại hóa chất khác. Các dung dịch thí nghiệm được phabằng nước khử ion. © 2023 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí MinhTỔNG HỢP VẬT LIỆU TiO2/Fe3O4 NANOCOMPOSIT…Thiết bị phân tích bề mặt của vật liệu SEM S-4800 (Hitachi, Nhật Bản), thiết bị phân tích nguyên tố EDXMicro Analyzer H-7593 (Horiba, Nhật Bản), thiết bị phân tích trạng thái tinh thể XRD 6100 (Shimadzu,Mỹ), máy quang phổ hấp thu nguyên tử GF-AAS 300 (Perkin Elmer, Mỹ), cân phân tích OHAUS PA 214(Mỹ), tủ sấy và các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm.2.2. Tổng hợp và phân tích tính chất của vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocompositVật liệu TiO2/Fe3O4 được tổng hợp theo qu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng hợp vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit để tách chiết và làm giàu Pb, ứng dụng phân tích Pb trong mẫu nước Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 62, 2023 TỔNG HỢP VẬT LIỆU TiO2/Fe3O4 NANOCOMPOSIT ĐỂ TÁCH CHIẾT VÀ LÀM GIÀU Pb, ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH Pb TRONG MẪU NƯỚC TRẦN THỊ THANH THÚY*, VŨ HỮU TÀI, NGUYỄN VĂN TRỌNG, LÊ HOÀI ÂN Khoa Công nghệ Hóa học, Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: tranthithanhthuy@iuh.edu.vn DOIs: https://doi.org/10.46242/jstiuh.v62i02.4776Tóm tắt. Ion chì trong mẫu được làm giàu bằng vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit – chất hấp phụ pha rắnvới kỹ thuật chiết pha rắn, sau đó được giải hấp phụ và xác định bằng phương pháp phổ nguyên tử. Tínhchất của vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit được phân tích bằng các phương pháp SEM, EDX, XRD. Cácđiều kiện chiết pha rắn sử dụng vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit như pH của dung dịch, khối lượng củavật liệu, thời gian hấp phụ, nồng độ chất giải hấp phụ được lần lượt khảo sát để đạt hiệu suất hấp phụ vàgiải hấp phụ cao nhất. Kết quả cho thấy khi sử dụng 150 mg chất hấp phụ trong 60 phút ở pH 8 và nồng độchất giải hấp phụ HNO3 2M thì hiệu suất hấp phụ đạt 100% và hiệu suất giải hấp đạt 94,5% với nồng độban đầu của ion Pb2+ là 200 µg/L. Với các điều kiện tối ưu, ion chì được xác định bằng phương pháp phổnguyên tử GF-AAS với nồng độ chì theo đường chuẩn tuyến tính trong khoảng 5,0÷40,0 µg/L (r2 = 0,9998).Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt là 0,9 µg/L và 3,0 µg/L; hiệu suất thuhồi của phương pháp khoảng 92,1%. Phương pháp được ứng dụng để xác định ion chì trong mẫu nước.Từ khóa. TiO2/Fe3O4 nanocomposit, chiết pha rắn, chì, GF-AAS.1. MỞ ĐẦUChì là một kim loại độc có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Chìcó thể tích tụ trong cơ thể người gây nên các ngộ độc mãn tính như tổn thương dạ dày, thiếu máu, các táchại não bộ, … Ngoài ra, chì còn là tác nhân có khả năng gây ung thư, ảnh hưởng đến sức khỏe và các quátrình trao đổi chất của con người. Hiện nay, việc sử dụng chì và các hợp chất của chì trong công nghiệpnhư sản xuất pin ắc quy, chất nhuộm cho sơn, gốm sứ, vật liệu chống phóng xạ hạt nhân, nhựa PVC, sảnxuất hang gia dụng, đồ chơi trẻ em, … đã thải ra môi trường sống một lượng chì không nhỏ, ảnh hưởng rấtlớn đến môi trường sống, phá hủy hệ sinh thái và gây ra những tác hại nặng nề đối với sức khỏe của conngười, [1-3]… Vì những tác hại nghiêm trọng của chì đến môi trường và sức khỏe con người mà việc kiểmsoát và xác định hàm lượng chì trong các mẫu, đặc biệt là mẫu nước là rất cần thiết. Có nhiều phương phápxác định chì như phương pháp quang phổ UV-Vis [4-6], phương pháp AAS [7-9], phương pháp ICP-OES[10, 11], phương pháp ICP-AES [12,13] … Thông thường, các phương pháp này cần phải thực hiện bướcchiết và làm giàu ion chì trước khi phân tích. Tuy nhiên, việc chiết, làm giàu và xác định chì chính xác ởnồng độ thấp với sự có mặt của nhiều ion đòi hỏi phải sử dụng phương pháp có tính chọn lọc cao hơn.Những năm gần đây, việc kết hợp phương pháp phân tích phổ hấp thụ nguyên tử với các kỹ thuật làm giàuion chì trong mẫu rất được chú trọng phát triển như chiết điểm đám mây [14,15], in dấu phân tử [16,17].Đặc biệt, kỹ thuật chiết pha rắn được sử dụng rất nhiều để chiết và làm giàu các ion kim loại ở hàm lượngvết nhờ vào tính hiệu quả của kỹ thuật như khả năng làm giàu và tính chọn lọc cao, sử dụng ít hóa chất nênkhông gây ảnh hưởng đến môi trường [18,19]. Với rất nhiều ưu điểm vượt trội như vậy, trong bài nghiêncứu này vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit được tổng hợp và ứng dụng làm chất hấp phụ để làm giàu ionchì. Chì sau đó được xác định bằng phương pháp GF-AAS. Phương pháp nghiên cứu được ứng dụng đểxác định hàm lượng vết của chì trong các mẫu nước ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.2. THỰC NGHIỆM2.1. Hóa chất và thiết bịTất cả hóa chất là loại tinh khiết phân tích gồm có Titanium dioxide Degussa P25 (TiO2 P25, Sigma Aldrich>99,9%); FeCl3.6H2O (>98%); FeSO4.7H2O (>99%) của Prolabo Company; dung dịch chuẩn gốc Pb (1000µg/L) của Merk Company, HNO3 65%, và một số loại hóa chất khác. Các dung dịch thí nghiệm được phabằng nước khử ion. © 2023 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí MinhTỔNG HỢP VẬT LIỆU TiO2/Fe3O4 NANOCOMPOSIT…Thiết bị phân tích bề mặt của vật liệu SEM S-4800 (Hitachi, Nhật Bản), thiết bị phân tích nguyên tố EDXMicro Analyzer H-7593 (Horiba, Nhật Bản), thiết bị phân tích trạng thái tinh thể XRD 6100 (Shimadzu,Mỹ), máy quang phổ hấp thu nguyên tử GF-AAS 300 (Perkin Elmer, Mỹ), cân phân tích OHAUS PA 214(Mỹ), tủ sấy và các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm.2.2. Tổng hợp và phân tích tính chất của vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocompositVật liệu TiO2/Fe3O4 được tổng hợp theo qu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chiết pha rắn Vật liệu TiO2/Fe3O4 nanocomposit Phương pháp GF-AAS Phương pháp SEM Phương pháp phổ nguyên tửTài liệu liên quan:
-
Bài giảng: Ước lượng chi phí xây dựng
39 trang 22 0 0 -
Giáo trình Thực tập hóa phân tích 2
36 trang 19 0 0 -
10 trang 13 0 0
-
Định lượng kaempferol và quercetin trong nước tiểu người
14 trang 12 0 0 -
8 trang 12 0 0
-
9 trang 11 0 0
-
6 trang 11 0 0
-
8 trang 10 0 0
-
Bài giảng Ước lượng chi phí giai đoạn thiết kế
46 trang 10 0 0 -
Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit trên nền nhựa polyamide 6 và sợi cacbon ngắn
6 trang 9 0 0