Danh mục

Tổng luận Phát triển đô thị xanh ở Đông Nam Á

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,012.05 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (58 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của tổng luận này trình bày nhu cầu phát triển đô thị xanh ở Đông Nam Á; nắm bắt các cơ hội chưa được khai thác: Chính sách phát triển đô thị xanh; đòn bẩy quản lý cho phép phát triển đô thị xanh ở Đông Nam Á.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng luận Phát triển đô thị xanh ở Đông Nam Á TỔNG LUẬN 10-2017 PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XANH Ở ĐÔNG NAM Á MỤC LỤC Lời nói đầu 2 I. Nhu cầu phát triển đô thị xanh ở Đông Nam Á 1.1. Vai trò của phát triển đô thị xanh đối với nền kinh tế quốc gia 4 1.2. Thách thức về hạ tầng và môi trường của quá trình đô thị hóa nhanh và 6 tăng trưởng kinh tế 1.3. Thách thức xã hội tác động lâu dài đến kinh tế và môi trường 11 II. Nắm bắt các cơ hội chưa được khai thác: Chính sách phát triển đô thị xanh 2.1. Cơ hội phát triển đô thị xanh ở Đông Nam Á 13 2.2. Đánh giá chính sách và khuyến nghị theo lĩnh vực 15 2.3. Cách tiếp cận chính sách liên ngành 25 III. Đòn bẩy quản lý cho phép phát triển đô thị xanh ở Đông Nam Á 3.1. Tăng cường điều phối chính sách theo chiều dọc giữa các chính quyền 33 địa phương, vùng và quốc gia. 3.2. Nhu cầu về các chính sách phát triển đô thị xanh 37 3.3. Nâng cao năng lực xây dựng và thu thập dữ liệu về phát triển đô thị xanh 49 3.4. Huy động cộng đồng địa phương và tăng cường năng lực nghiên cứu để 52 thúc đẩy phát triển đô thị xanh Kết luận 54 0 LỜI NÓI ĐẦU Khu vực Đông Nam Á hiện đang trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh và dân số tăng mạnh. Tốc độ đô thị hóa của các nước ASEAN-5 đã tăng từ 29,5% năm 1980 lên 51,4% năm 2015 và dự kiến sẽ đạt 67,7% vào năm 2050. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã nâng từ 8.500 USD năm 1985 lên 24.800 USD vào năm 2015. Tuy nhiên, mức tăng trưởng GDP khả quan này bị cản trở bởi hiệu quả môi trường kém và bất bình đẳng xã hội mở rộng. Phát triển nhanh đã đặt ra một số thách thức về môi trường và hạ tầng cho các thành phố như phát triển đô thị thiếu kiểm soát và mất tài sản thiên nhiên như rừng ngập mặn, ô nhiễm không khí, gia tăng lượng chất thải rắn đô thị cũng như căng thẳng về nước. Ngoài ra, các quốc gia Đông Nam Á còn bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng số lượng thiên tai chủ yếu là lũ lụt, bão và động đất từ 13 vụ năm 1970 lên 41 vụ năm 2014. Tần suất và tác động của thiên tai sẽ mạnh hơn trong tương lai do các ảnh hưởng kết hợp của biến đổi khí hậu, đô thị hoá và những thay đổi kinh tế - xã hội. Dù các đô thị Đông Nam Á chịu sự tác động của những thách thức kinh tế, hạ tầng, môi trường và xã hội, nhưng chính tốc độ phát triển nhanh lại mở ra cơ hội để các thành phố chuyển sang mô hình phát triển đô thị xanh. Nhiều lĩnh vực triển vọng có thể thúc đẩy phát triển đô thị xanh, đặc biệt là sử dụng đất và giao thông, chất thải rắn, quản lý tài nguyên nước, xây dựng và các ngành công nghiệp và dịch vụ xanh. Tuy nhiên, cơ hội cho các đô thị Đông Nam Á chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững đang khép lại nhanh, do đó, cần hành động ngay để giảm tác động môi trường của quá trình tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị nhanh. Việc nắm bắt cơ hội để chuyển đổi sang mô hình phát triển đô thị xanh sẽ giúp các quốc gia Đông Nam Á tránh những hậu quả do con đường phát triển thông thường gây ra. Khái niệm phát triển xanh trong trường hợp này chính là đòn bẩy cho sự phát triển bền vững của các đô thị Đông Nam Á thông qua nhấn mạnh đến sự tồn tại và lợi ích chung giữa hiệu quả kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, khái niệm này cần được thích ứng theo bối cảnh địa phương, do sự khác nhau về tỷ lệ thất nghiệp, khoảng cách tăng trưởng kinh tế rộng và hạ tầng giữa các đô thị Đông Nam Á. Vì thế, việc đưa ra những khuyến nghị chính sách giúp các đô thị Đông Nam Á phát triển đô thị xanh là rất cần thiết. Để cung cấp thêm thông tin cho độc giả về vấn đề này, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia biên soạn Tổng luận: “Phát triển đô thị xanh ở Đông Nam Á” với các nội dung liên quan đến nhu cầu và chính sách, cũng như đòn bẩy cho phát triển đô thị xanh của các đô thị trong khu vực này. Xin trân trọng giới thiệu. CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 1 CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3R Giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ADB Ngân hàng Phát triển châu Á BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BRT BRT CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội IRDA Cơ quan Phát triển Vùng Iskandar MCDCB Ban Điều phối phát triển Metro Cebu ODA Hỗ trợ phát triển chính thức ODF Tài chính phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OOF Dòng vốn chính thức khác 2 I. Nhu cầu phát triển đô thị xanh ở Đông Nam Á 1.1. Vai trò của phát triển đô thị xanh đối với nền kinh tế quốc gia Trong chiến lược phát triển xanh năm 2011 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), phát triển xanh được định nghĩa là phương thức 'thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, trong khi vẫn đảm bảo rằng tài sản thiên nhiên tiếp tục cung cấp tài nguyên và dịch vụ môi trường để mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho con người. Để đạt được mục tiêu này, cần xúc tác đầu tư và đổi mới sáng tạo để đẩy mạnh phát triển bền vững và làm tăng các cơ hội kinh tế mới”. Sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách đến phát triển xanh đã dẫn đến yêu cầu thông tin về các chính sách thực sự thúc đẩy phát triển đô thị xanh. Trước đòi hỏi này, năm 2013, OECD đã đưa ra định nghĩa phát triển đô thị xanh là phương tiện thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: