Danh mục

Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 657.95 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp tại Việt Nam" đã hệ thống cơ sở lý luận về các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2022. Nghiên cứu đã cho thấy có sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu nông sản bởi các yếu tố bao gồm: các nhóm yếu tố tác động tích cực và nhóm yếu tố tác động tiêu cực đến giá trị xuất khẩu nông sản. Từ đây, nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp tại Việt Nam MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CẤC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Lê Thị Minh Nguyên1 Tóm tắt Nghiên cứu này đã hệ thống cơ sở lý luận về các yếu tố tác động đến kim ngạch xuất khẩunông sản của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2022. Nghiên cứu đã cho thấy có sự thay đổi về kimngạch xuất khẩu nông sản bởi các yếu tố bao gồm: các nhóm yếu tố tác động tích cực và nhóm yếutố tác động tiêu cực đến giá trị xuất khẩu nông sản. Nhóm thứ nhất làm gia tăng giá trị xuất khẩunông sản bao gồm: Năng suất, diện tích sản xuất nông sản, thu nhập bình quân đầu người, khốilượng tiêu thụ bình quân/ người dân của nước nhập khẩu, chỉ số giá tiêu dùng, quy mô dân số củanước nhập khẩu, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO. Nhóm thứ hai làm sụt giảm giá trị xuấtkhẩu nông sản bao gồm các yếu tố: Tỷ số giá gạo thực tế của các nước nhập khẩu so với các nướcxuất khẩu, tổng sản lượng gạo sản xuất tại các nước nhập khẩu, khoảng cách giữa 2 quốc gia vàGDP của nước nhập khẩu. Từ đây, nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng kimngạch xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai. Từ khóa: yếu tố tác động, kim ngạch xuất khẩu, nông sản Việt Nam. 1. GIỚI THIỆU Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng về kim ngạchxuất khẩu bình quân hàng năm đạt 12% trong giai đoạn từ năm 2016-2021. Kim ngạch xuất khẩuđóng vai trò rất quan trọng vào tổng thu nhập GDP của Việt Nam. Đặc biệt, nông sản là mặt hàngđóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chiếm tỷ trọng 11%). Theo Cục Xúc tiến Thương mại (2022), nông sản Việt Nam đã xuất khẩu sang 200 quốc giatrên toàn thế giới. Các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam bao gồm: Châu Âu (EU), Mỹ, TrungQuốc. Theo định hướng 2023-2025, Việt Nam đang định hướng đẩy mạnh xúc tiến thương mại,nhằm phát triển thị trường xuất khẩu nông sản với nhiều mặt hàng nông sản hơn. Có rất nhiều nghiên cứu đã tìm ra được các yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu nông sản tạiViệt Nam. Việc hệ thống hóa các kết quả của những công trình nghiên trước sẽ giúp cho các nghiêncứu tiếp sau có cơ sở lý luận đầy đủ hơn để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm cho từng loạinông sản. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng đề xuất một số hàm ý quản trị cho các doanh nghiệpxuất khẩu nông sản. Không những vậy, kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở hoặc tài liệu tham khảohữu ích cho các nhà xây dựng chính sách quốc gia trong một số lĩnh vực xuất khẩu. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu Khái niệm về nông sản Theo Hiệp định Nông nghiệp (AOA) của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (1995), nôngsản bao gồm các loại hàng hoá có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:1 Giảng viên, Khoa Marketing – Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh,nguyenltm@hutech.edu.vn 474 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ - Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật sống, cà phê,hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,… - Các sản phẩm phái sinh như bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt,… - Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúcxích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da,… Theo Tổ chức Nông lương thế giới FAO (2006), nông sản là nông sản phẩm/sản phẩm cónguồn gốc nông nghiệp là bất kỳ sản phẩm hay hàng hóa nào, dù là thô hay đã chế biến, được traođổi trên thị trường cho mục đích tiêu dùng của con người (không kể nước, muối và các chất phụgia) hay thức ăn cho động vật. Theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Việt Nam, nông sản là sản phẩm của các ngành nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp. Các sản phẩm chế biến thuỷ sản không được coi lànông sản. Như vậy, các định nghĩa về nông sản có sự khác nhau theo cách quan điểm của các tổ chứctrên thế giới (FAO và WTO) và Việt Nam. Từ các quan điểm về nông sản của các tổ chức quốc tếvà Việt Nam, nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp, không bao gồm các sản phẩm củahoạt động chăn nuôi và các ngành lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp. Thông tư 37/2018/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, nôngsản được chia làm 7 loại chính bao gồm: Gạo, cà phê, điều, hồ tiêu, chè, rau quả, sắn và các sảnphẩm từ sắn. Khái niệm về Kim ngạch xuất khẩu: Theo Bùi Xuân Phong (2013), kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu (lượng tiền thuđược) của hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia hoặc doanh nghiệp, trong một khoảng thời giannhất định thường là quý hoặc năm, được quy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: