Danh mục

Tổng quan có hệ thống về sự hiệu quả của can thiệp với trò chơi máy tính cho rối loạn tính toán

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.88 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (22 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy kết quả khả quan rằng trò chơi (game) trên máy tính có thể được sử dụng với mục đích giáo dục để giúp trẻ có RLTT luyện tập, thúc đẩy và khắc phục một số kỹ năng số học trọng yếu. Do đó, bài viết này có mục đích tổng quan những chứng cứ hiện có đối với việc sử dụng game máy tính để cải thiện các khả năng liên quan đến toán và số học cho trẻ có RLTT. Sau đó, bài viết sẽ bàn luận và đưa ra một số khuyến nghị cho việc thiết kế và kiểm chứng tác động của game tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan có hệ thống về sự hiệu quả của can thiệp với trò chơi máy tính cho rối loạn tính toán TỔNG QUAN CÓ HỆ THỐNG VỀ SỰ HIỆU QUẢ CỦA CAN THIỆP VỚI TRÒ CHƠI MÁY TÍNH CHO RỐI LOẠN TÍNH TOÁN Vũ Bích Phượng1 & Lê Ngọc Bảo Trâm*1Tóm tắtRối loạn tính toán (RLTT) là một rối loạn chuyên biệt học tập khiến cho trẻgặp khó khăn đáng kể với toán học theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cảmgiác về số, đếm, làm tính và ước lượng. Những khiếm khuyết này ảnh hưởngtrực tiếp đến thành tích học tập, cơ hội nghề nghiệp và chất lượng cuộc sốngcủa trẻ. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy kết quả khả quan rằngtrò chơi (game) trên máy tính có thể được sử dụng với mục đích giáo dục đểgiúp trẻ có RLTT luyện tập, thúc đẩy và khắc phục một số kỹ năng số họctrọng yếu. Do đó, bài viết này có mục đích tổng quan những chứng cứ hiệncó đối với việc sử dụng game máy tính để cải thiện các khả năng liên quanđến toán và số học cho trẻ có RLTT. Sau đó, bài viết sẽ bàn luận và đưa ramột số khuyến nghị cho việc thiết kế và kiểm chứng tác động của game tạiViệt Nam.Từ khóa: rối loạn tính toán, rối loạn học tập, trò chơi máy tính, can thiệpdựa trên trò chơi A SYSTEMATIC REVIEW OF THE EFFICACY OF COMPUTER GAME-BASED INTERVENTIONS FOR DYSCALCULIAAbstractDyscalculia is a specific learning disorder, making children strugglesignificantly with mathematics in various ways such as unability in numbersense, counting, calculation and estimation. These deficits directly affect achild’s academic achievement, career opportunities and quality of life. Therehave been a number of empirical studies showing promising results that1 Khoa Tâm lý học, ĐH KHXH&NV – ĐHQG-HCM.*Liên hệ tác giả: phuongvu@hcmussh.edu.vn 197computer games can be used for educational purposes to help children withdyscalculia practice, be motivated and remediate some key arithmetic skills.Therefore, we aim to review the current evidence for the use of computergames in remediating mathematical and arithmetic abilities in childrenwith dyscalculia. We will then discuss some issues and recommendations fordesigning and testing computer games’ effect in Vietnam.Keywords: dyscalculia, specific learning disorder, computer game, game-based interventionI. DẪN LUẬN Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ vào phòng ngừa và canthiệp các vấn đề tâm lý dần được quan tâm hơn bởi các nhà nghiên cứu.Đặc biệt trong việc phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em và trẻ vị thànhniên (từ đây gọi tắt là trẻ em), việc kết hợp sử dụng trò chơi điện tử (videogame, từ đây gọi tắt là game) đã cho thấy nhiều tiềm năng lớn. Thay vì cácquan điểm một chiều trước đó về ảnh hưởng tiêu cực của game đối với trẻem (e.g. Lemola et al., 2011), các tính năng của game như thu hút sự chú ý,nâng cao động lực (motivation) và sự chủ động tham gia (engagement) đãđược công nhận qua nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàngcũng như tâm lý học giáo dục (Granic et al., 2014; Sailer & Homner, 2019).Gần đây, có một số nghiên cứu đánh giá sự hiệu quả của việc sử dụng gamenhư một công cụ hỗ trợ phòng ngừa và can thiệp các rối loạn tâm lý ở trẻem như với rối loạn lo âu (Bossenbroek et al., 2020; Schoneveld et al., 2016)và trầm cảm (Fleming et al., 2012). Sử dụng game trong các can thiệp chorối loạn tính toán (RLTT) hiện cũng đang được quan tâm. Theo DSM-V, RLTT (dyscalculia) là một dạng rối loạn chuyên biệthọc tập bao gồm các khiếm khuyết thần kinh mãn tính mà không phải làmột biểu hiện thứ cấp của việc mắc các vấn đề khác như khiếm thị hoặckhiếm thính, kém phát triển ngôn ngữ hay các yếu tố tâm lý-xã hội (APA,2013). Người có RLTT bị thiếu hụt khả năng cảm quan số, lập luận bằngsố và khả năng làm các phép toán căn bản bởi họ thiếu khả năng hiểu cácký tự biểu diễn số lượng (De Castro et al., 2014). RLTT cần được phânbiệt với khó khăn học toán (KKHT), một thuật ngữ chỉ sự suy giảm khảnăng làm việc với toán học so với mức bình quân (Peard, 2010). Khác vớiRLTT, KKHT có thể bị gây ra bởi các yếu tố tâm lý-xã hội như yếu thếvề mặt giáo dục (không được giáo dục đầy đủ tại trường lớp), yếu thế về198mặt môi trường và khả năng tài chính (để tiếp cận với sự giáo dục), cóvấn đề trong khả năng diễn đạt hoặc bị suy giảm chức năng của các giácquan (khiếm thị, khiếm thính) khiến cho việc học toán bị cản trở. Nếuloại trừ các trường hợp có KKHT nói chung thì tỉ lệ hiện mắc của chứngRLTT được ước tính trong khoảng từ 3 đến 6% trên tổng quần thể trẻ em(Reigosa-Crespo et al., 2012). Vì sự tính toán xuất hiện trong nhiều khíacạnh của đời sống, hệ quả của RLTT là rất lớn. Chủ thể thường khó tự lậptrong các hoạt động thường nhật có liên quan đến tiền tệ và tài chính, ảnhhưởng trực tiếp đến thành quả học tập, sức khỏe tinh thần, lòng tự trọngvà cơ hội nghề nghiệp (APA, 2013) ...

Tài liệu được xem nhiều: