Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, bài viết chỉ ra những vấn đề chính về rối loạn học tập trong bối cảnh học đường và tầm quan trọng của giáo dục cảm xúc – xã hội, từ đó đề xuất hướng can thiệp tâm lý cho trẻ em gặp rối loạn học tập trong bối cảnh học đường thông qua giáo dục cảm xúc – xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của giáo dục cảm xúc – xã hội trong hỗ trợ tâm lý học đường cho trẻ em gặp rối loạn học tập VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC CẢM XÚC – XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CHO TRẺ EM GẶP RỐI LOẠN HỌC TẬP Phan Thị Cẩm Giang1Tóm tắtBên cạnh các bệnh lý thực thể và các nguyên nhân khác, trẻ có thể bị rối loạnhọc tập do các yếu tố tâm lý, xã hội, gia đình. Vì vậy, người thực hiện cáchoạt động tầm soát rối loạn học tập, người làm công tác giáo dục, gia đìnhcần hỗ trợ kỹ năng về tâm lý cho học sinh để có thể giảm thiểu những khókhăn trong học tập, trong đó giáo dục cảm xúc – xã hội cho trẻ là nội dungrất cần thiết. Bằng phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, bài viết chỉra những vấn đề chính về rối loạn học tập trong bối cảnh học đường và tầmquan trọng của giáo dục cảm xúc – xã hội, từ đó đề xuất hướng can thiệptâm lý cho trẻ em gặp rối loạn học tập trong bối cảnh học đường thông quagiáo dục cảm xúc – xã hội. Qua đó, trẻ gặp rối loạn học tập trong bối cảnhhọc đường sẽ được tiếp cận hỗ trợ đồng bộ từ gia đình, nhà trường, y tế, giảmthiểu đến mức tối đa những tác động từ tình trạng này.Từ khóa: trẻ em gặp rối loạn học tập, vai trò của giáo dục cảm xúc, hỗ trợtâm lý học đường THE ROLE OF EMOTIONAL – SOCIAL EDUCATION IN SUPPORT SCHOOL PSYCHIATRY FOR CHILDREN WITH LEARNING DISORDERSAbstractBesides physical diseases and other causes, children may have learningdisorders due to psychological, social, and family factors. Therefore, peoplewho carry out screening activities for learning disorders, educators, andfamilies need to support students with psychological skills so that they can1 Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam. Correspondence: camgiang.phan1909@vwa.edu.vn 674minimize learning difficulties, including: Social-emotional education forchildren is very necessary. By analyzing and synthesizing methods, the articlepoints out the main problems of learning disorders in the school context andthe importance of social-emotional education, and proposes a direction forpsychological intervention for children. experiencing learning disorders inthe school context through social-emotional education. From there, childrenwith learning disorders in the school context will have access to synchronoussupport from family, school, and health care, minimizing the impacts fromthis situation.Keywords: children with learning disorders, social-emotional education,school psychology supportI. MỞ ĐẦU Thực tế cho thấy học sinh (HS) trong nhà trường phổ thông có thểcó những rối loạn về phát triển tâm lý và các kỹ năng nhà trường (nhưđọc, viết, tính toán,…), những khó khăn này được gọi là rối loạn học tập(RLHT) hoặc khuyết tật học tập (Hoàng, 2014). RLHT là tình trạng mộthay nhiều quá trình tâm lý cơ bản liên quan đến việc hiểu và sử dụng ngônngữ viết hay nói không tương ứng giữa độ tuổi và khả năng của trẻ trongviệc đạt được một hay nhiều lĩnh vực học tập (biểu lộ bằng lời nói, nghevà hiểu, đọc, viết hay làm toán – Phan Thiệu Xuân Giang, n.d). Điều nàydẫn đến xu hướng trốn tránh, thoái lui, không đối diện với khó khăn, cheđậy những khuyết điểm của mình. Chẳng hạn, học sinh bị khó đọc sẽ dùngcách đoán chữ, học thuộc lòng khi đọc. Số khác sẽ xuất hiện hành vi gây gổvà mang tâm lý tự ti, bi quan hơn, mất niềm tin vào chính mình và đánhmất luôn cả lòng tự trọng. Vì vậy, những HS này rất cần được sự trợ giúpcủa các nhà chuyên môn, của thầy cô giáo và cha mẹ (Phan Thiệu XuânGiang, n.d). Ngày 18/12/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý chohọc sinh trong trường phổ thông nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp(khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp khó khăn về tâm lý trong học tậpvà cuộc sống. Quá trình tầm soát, can thiệp cho trẻ có RLHT có nhiều giảipháp đi kèm khác nhau. Đó có thể là việc lượng giá và kế hoạch giáo dục, 675giáo dục hoà nhập, can thiệp có hướng dẫn, huấn luyện âm vị, chiến lượcvề hành vi, can thiệp nhận thức, học tập có trợ giúp của máy vi tính, canthiệp có sự tham gia của bạn bè hoặc hợp tác với cha mẹ… Các chươngtrình học tập xã hội phổ quát như một quá trình trao quyền và bảo vệcho học sinh có RLHT (Cavioni, Grazzani & Ornaghi, 2017). Như vậy,bên cạnh việc tìm kiếm các nguyên nhân từ tiền căn gia đình và bản thân,cần hỗ trợ HS có RLHT hình thành những kỹ năng tự nhận thức, tự quảnlý, nhận thức xã hội, kỹ năng quan hệ xã hội và đưa quyết định có tráchnhiệm. Để hình thành được các kỹ năng trên, giáo dục cảm xúc – xã hội(Social-emotional education – SEL) cho HS có RLHT được xem là cầnthiết đưa vào trường học.II. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG TỔNG QUAN Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, bài viết chỉ ra những vấn đềchính về rối loạn học tập trong bối cản ...