Danh mục

TỔNG QUAN HỆ NỘI TIẾT

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 834.97 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng với hệ thần kinh và hệ miễn dịch, hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng trongđiều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết cũng như các tế bào nội tiết phân bố rải rác trong các mô và cơ quan khác nhau. Nhiều cơ quan trong cơ thể có khả năng chế tiết các chất có tác dụng như những nội tiết tố: thận, tuyến ức, hệ thần kinh, gan, tuyến nước bọt......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỔNG QUAN HỆ NỘI TIẾT TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. ----- -----GIẢI PHẨU BỆNHHỆ NỘI TIẾT HỆ NỘI TIẾTI. ĐẠI CƯƠNG: Cùng với hệ thần kinh và hệ miễn dịch, hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng trongđiều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Hệ nội tiết bao gồm cáctuyến nội tiết cũng như các tế bào nội tiết phân bố rải rác trong các mô và cơ quankhác nhau. Nhiều cơ quan trong cơ thể có khả năng chế tiết các chất có tác dụng nhưnhững nội tiết tố: thận, tuyến ức, hệ thần kinh, gan, tuyến nước bọt... Về mặt chức năng:  Dựa vào quan hệ giữa tế bào chế tiết và tế bào đích, hệ nội tiết có thể chia thành nội tiết, cận tiết và tự tiết. Hormon của các tuyến nội tiết ngấm vào máu và tác động lên tế bào đích ở xa, còn các chất tiết của các tế bào hệ cận tiết thì tác động lên tế bào lân cận. Trong hiện tượng tự tiết, các chất tiết của tế bào chế tiết gắn lên thụ thể của chính nó. Tuyến yên, hypothalamus, tuyến tùng là những cơ quan nội tiết trung ương. Cáctuyến nội tiết ngoại vi gồm có tuyến giáp, cận giáp, thượng thận. Về mặt phôi thai học người ta phân biệt ba loại:  Những tuyến nội tiết có nguồn gốc từ ngoại bì: tuyến tùng, tuyến yên, tuỷthượng thận...  Những tuyến có nguồn gốc từ trung bì: tuyến vỏ thượng thận, tuyến kẽ và tuyếncủa buồng trứng, hoàng thể, tuyến kẽ của tinh hoàn.  Những tuyến nội tiết có nguồn gốc từ nội bì: tuyến giáp, tuyến cận giáp, gan tụynội tiết Về mặt giải phẫu học tế bào nội tiết có ba loại sau: a/ Tế bào tuyến nội tiết tập hợp thành một cơ quan đặc biệt tạo thành tuyến nộitiết như tuyến yên, tuyến thượng thận và tuyến tùng. b/ Nằm từng đám trong những cơ quan chuyên biệt khác như buồng trứng, tinhhoàn, tụy. c/ Nằm tản mác ở biểu mô, đặc biệt trong ruột và đường hô hấp tạo thành hệthống thần kinh nội tiết. Về mặt mô h ọc, tất cả các tuyến n ội tiết bao giờ cũng có 2 thành phần chínhlà tế bào ch ế tiết làm nhiệm vụ tổng hợp h ormon và lưới mao mạch phong p hú.Tuyến nội tiết không có ống bài xuất, các chất tiết được đ ổ trực tiếp vào máu hoặcbạch h uyết. 1. Bản chất hormon: Hormon là những chất có hoạt tính sinh học cao, làm kích thích hoặc ức chế cácchức năng cơ bản của cơ thể: trao đổi chất, phát triển, sinh sản. Hầu hết các hormon thuộc nhóm: Protein (peptit, olygopeptit, glycopeptit), ví dụ: insulin, glucagon, angiotensin, hormon tuyến cận giáp, các hormon tuyến yên. Các peptide nhỏ như: vasopressin, hormon kích thích giải phóng thyroxin. Một số hormon có cấu tạo acid amin, ví dụ: thyroxin, acetylcholin, noradrenalin, melatonin... Các hormon của vỏ tuyến thượng thận và hormon sinh dục là những hormon loại steroid như: cortisol, estradiol, progesterone, testosterone. Một số hormon chỉ được chế tiết ở một tuyến nội tiết (ví dụ: thyroxin ở tuyếngiáp), một số hormon được sản xuất trong một số cơ quan khác nhau (ví dụ: insulinđược chế tiết ở tụy, tuyến nước bọt mang tai, não) 2. Thụ thể tế bào của hormon:  Hormon thường tác động lên các cơ quan và tế bào nhất định. Những cơ quan và tế bào đó được gọi là cơ quan đích, tế bào đích. Mỗi hormon có tác dụng khi nó được các thụ thể (receptor) của tế bào đích nhận biết và liên kết với nó. Hormon steroid và thyroxin hòa tantrong lipid, chúng có thể lọt qua màng tế bào và gắn kết với thụ thể nội bào của tế bàođích. Ngược lại, tất cả các hormon nguồn gốc acid amin (trừ thyroxin) đều hòa tantrong nước, do đó các hormon này gắn kết với các thụ thể bề mặt, trên màng của tế bàođích. Một loại tế bào có thể là tế bào đích đối với nhiều hormon, đồng thời một loạihormon có thể tác động lên một số loại tế bào đích. Hormon steroid sau khi đã lọt vào bào tương tế bào sẽ gắn với thụ thể nội bào tạothành phức hợp hormon-thụ thể. Sau khi được hoạt hóa, phức hợp này sẽ gắn lênnhiễm sắc thể nhất định, thúc đẩy quá trình sao chép ADN thành ARN thông tin đểtổng hợp protein mà hormon đó có tác dụng thúc đẩy sản xuất (hình B).  T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: