Danh mục

Tổng quan về cơ chế hỗ trợ công nghệ của Liên Hợp quốc nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tổng quan về cơ chế hỗ trợ công nghệ của Liên Hợp quốc nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đưa ra một bức tranh tổng quan về Cơ chế hỗ trợ công nghệ của LHQ nhằm thực hiện các mục tiêu PTBV. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của ba quốc gia (Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ) trong triển khai Cơ chế thúc đẩy công nghệ (TFM), bài viết đề xuất một gợi ý mang tính gợi suy cho Việt Nam trong triển khai Cơ chế này trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tổng quan về cơ chế hỗ trợ công nghệ của Liên Hợp quốc nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững JSTPM Tập 11, Số 2, 2022 57 TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ HỖ TRỢ CÔNG NGHỆ CỦA LIÊN HỢP QUỐC NHẰM THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nguyễn Hồng Anh1 Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ Tóm tắt: Cơ chế hỗ trợ công nghệ là một cơ chế quốc tế mới của Liên Hợp quốc (LHQ), thông qua Cơ chế này, chính phủ, xã hội dân sự, doanh nghiệp, cộng đồng khoa học, các cơ quan của LHQ và các chủ thể khác có thể hợp tác, kết nối, thảo luận và đánh giá các công nghệ khác nhau, đồng thời, có thể giúp nhận diện được những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (PTBV). Bài viết đưa ra một bức tranh tổng quan về Cơ chế hỗ trợ công nghệ của LHQ nhằm thực hiện các mục tiêu PTBV. Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của ba quốc gia (Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ) trong triển khai Cơ chế thúc đẩy công nghệ (TFM), bài viết đề xuất một gợi ý mang tính gợi suy cho Việt Nam trong triển khai Cơ chế này trong tương lai. Từ khoá: Cơ chế hỗ trợ công nghệ; Phát triển bền vững; Liên Hợp quốc. Mã số: 21123001 OVERVIEW OF THE UN TECHNOLOGY FACILITATION MECHANISM FOR IMPLEMENTATION OF SUSTAINABLE DEVELOPMENT GOALS Abstract: The Technology Facilitation Mechanism is a new international mechanism of the United Nations, through this mechanism the governments, civil society, business, the scientific community, UN agencies and other actors can collaborate, connect, discuss and evaluate different technologies and at the same time this mechanism can help identify the advantages and disadvantages of implementing the sustainable development goals. The article gives an overview of the United Nations technology facilitation mechanism to achieve the Sustainable Development Goals. On the basis of analyzing the experiences of three countries (Japan, China and India) in the implementation of the technology facilitation mechanism (TFM), the article proposes some suggestions for Vietnam in developing this mechanism in the future. Keywords: Technology facilitation mechanism; Sustainable development goal; United Nations. 1. Cơ chế hỗ trợ công nghệ (TFM) Phát triển bền vững đã trở thành xu thế chung đang được toàn nhân loại nỗ lực hướng tới. Tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ lần thứ 21, năm 2015 (New York, Hoa Kỳ) đã thông qua Chương trình Nghị sự 2030 vì sự PTBV và 1 Liên hệ tác giả: honganh1401@yahoo.com 58 Tổng quan về cơ chế hỗ trợ công nghệ của Liên Hợp quốc... các mục tiêu PTBV (Sustainable development goals -SDGs). Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới Rio+ 20 năm 2012, Tổng Thư ký LHQ cũng đã nhấn mạnh nhu cầu về sự hình thành một cơ chế có thể thúc đẩy tiến bộ công nghệ trên quy mô toàn cầu và đối phó được với những thách thức PTBV. Tháng 10/2016, một số cơ quan của LHQ đã tiến hành các hoạt động đánh giá tác động của sự phát triển, chuyển giao và phổ biến các công nghệ sạch và môi trường; họ nhận thấy sự phối hợp với nhau của các bên liên quan còn yếu và không có sự thống nhất định nghĩa về các công nghệ, các nhà lãnh đạo toàn cầu đã nhận ra sự cần thiết cần phải thiết lập một cơ chế toàn cầu để tạo điều kiện thuận lợi cho thúc đẩy phát triển công nghệ. Từ đó, Cơ chế hỗ trợ công nghệ (Technology Facilitation Mechanism) đã ra đời. Cơ chế hỗ trợ công nghệ (TFM) đã được nhắc đến trong phần 70 của Chương trình Nghị sự 2030 vì sự PTBV. Trong cuốn “Tương lai mà chúng ta mong muốn” tại Hội nghị của tiến trình Rio + 20 đã yêu cầu các cơ quan của LHQ xác định và lựa chọn một cơ chế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển, chuyển giao và phổ biến các công nghệ có tính bền vững và bảo vệ môi trường (đoạn 273), công nhận tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực quốc tế, khu vực và quốc gia trong nghiên cứu và đánh giá công nghệ (đoạn 275). Dưới đây là các dấu mốc chính của sự ra đời Cơ chế hỗ trợ công nghệ: - Tháng 6/2012: Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Rio + 20 công nhận nhu cầu xây dựng một cơ chế toàn cầu để hỗ trợ công nghệ; - Năm 2012-2013: Tổng Thư ký LHQ đưa ra các lựa chọn cho một Cơ chế hỗ trợ công nghệ trong hai bài báo (một vào tháng 8/2012 và một vào tháng 8/2013); - Năm 2013-2014: Hàng loạt hội thảo và đối thoại được tổ chức giữa các quốc gia thành viên (năm 2013) và các bên liên quan khác nhau (năm 2014) về chủ đề này; - Năm 2014-2015: Những cân nhắc này được đưa vào các cuộc đàm phán về các mục tiêu PTBV, trong đó bao gồm cả việc Cơ chế hỗ trợ công nghệ thuộc gói phương tiện thực hiện để hỗ trợ các mục tiêu PTBV; - Tháng 7/2015: Các cuộc đàm phán về gói phương tiện thực hiện các mục tiêu PTBV đã được tích hợp vào các quá trình của Hội nghị quốc tế lần thứ ba về tài trợ cho phát triển được tổ chức ở Thủ đô Addis Ababa, Ethiopia (gọi tắt là chương trình hành động Addis Ababa) - tại đây các bên đã đồng ý thành lập Cơ chế hỗ trợ công nghệ; - Tháng 9/2015: Cơ chế hỗ trợ công nghệ được đưa vào Chương trình nghị sự về PTBV tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ ở New York. JSTPM Tập 11, Số 2, 2022 59 2. Các thành phần và vai trò ý nghĩa của Cơ chế hỗ trợ công nghệ (TFM) Cơ chế hỗ trợ công nghệ gồm ba thành phần chính như sau: - Một nhóm công tác liên ngành về KHCN&ĐMST vì các mục tiêu PTBV của LHQ (IATT), trong đó, có nhóm 10 thành viên là đại diện từ xã hội dân sự, khu vực tư nhân và cộng đồng khoa học có chức năng tư vấn cho IATT; - Diễn đàn hợp tác nhiều bên liên quan về KHCN&ĐMST vì các mục tiêu PTBV (STI Forum); - Một nền tảng trực tuyến như một cửa ngõ thông tin về các sáng kiến, cơ chế và chương trình KHCN&ĐMST hiện có (online platform).  Cổng thông t ...

Tài liệu được xem nhiều: