Danh mục

TPHCM: 30.000 USD cho xây dựng mô hình nông nghiệp xanh Biomass

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.04 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Biomass là đề tài của nghiên cứu công nghệ xử lý các phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp như rơm, rạ, trấu… nhằm sản xuất Bio-ethanol (cồn nguyên liệu), tiến tới xây dựng mô hình “Thị trấn Biomass” tại Việt Nam. Theo đó, các quá trình sản xuất, chế biến và sử dụng các dạng sản phẩm nông nghiệp khác nhau (sản phẩm chính và phụ phẩm, phế phẩm) được khép kín, nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TPHCM: 30.000 USD cho xây dựng mô hình nông nghiệp xanh Biomass TPHCM: 30.000 USD cho xây dựng mô hình nông nghiệp xanh Biomass Ngày 6/4/2005, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP.HCM đã đồng ý hỗ trợ 30.000USD như là kinh phí ban đầu cho nhóm nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Biomass giai đoạn 2005 – 2007. PGS-TS Phan Minh Tân, đại diện Sở KH-CN TP.HCM trao thỏa thuận cấp kinh phí nghiên cứu, xây dựng mô hình Biomass cho đại Nhóm nghiên cứu đề di tài Biomass, xử lý phế phẩm nông nghiệp, do TS. Phan Đình Tuấn, trường ĐH Bách khoa TP.HCM phụ trách. Biomass là đề tài của nghiên cứu công nghệ xử lý các phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp như rơm, rạ, trấu… nhằm sản xuất Bio-ethanol (cồn nguyên liệu), tiến tới xây dựng mô hình “Thị trấn Biomass” tại Việt Nam. Theo đó, các quá trình sản xuất, chế biến và sử dụng các dạng sản phẩm nông nghiệp khác nhau (sản phẩm chính và phụ phẩm, phế phẩm) được khép kín, nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đề tài nghiên cứu trên của trường ĐH Bách Khoa TP.HCM có sự phối hợp với trường ĐH Tokyo và trường ĐH Kỹ thuật Toyohashi, Nhật Bản. Chương trình sẽ giúp TP.HCM và các tỉnh phụ cận có thể xây dựng các mô hình nông nghiệp xanh và bền vững vớI thế mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm nông nghiệp không những chỉ các sản phẩm chính mà còn là những phụ phẩm hay phế phẩm. Qua đó cải thiện đời sống người nông dân một cách đáng kể. Theo kế họach, nhóm nghiên cứu chương trình Biomass sẽ phải xây dựng cơ sở dữ liệu về việc sản xuất và sử dụng biomass tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM nhằm phục vụ cho việc thiết kế mô hình “Thị trấn Biomass”. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu phải nghiên cứu hai công nghệ: công nghệ thuỷ nhiệt xử lý phế liệu rơm rạ - trấu phục vụ cho việc lên men sản xuất ethanol - cồn nhiên liệu, và công nghệ xử lý khí độc H2S trong biogas trước khi đưa vào sử dụng. Thời gian triển khai sẽ từ tháng 4/2005 dến hết tháng 3/2007.

Tài liệu được xem nhiều: