Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các trường hợp phạm tội chưa đạt và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm
Số trang: 13
Loại file: docx
Dung lượng: 27.03 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt, có nhiều người cùng tham gia vào quá trình thực hiện tội phạm, do đó việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nhiều điểm khác biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Làm rõ những vấn đề này là căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự đúng đắn, giải quyết trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm một cách công bằng, bình đẳng, đảm bảo nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự... Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các trường hợp phạm tội chưa đạt và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các trường hợp phạm tội chưa đạt và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm Phí Thành Chung Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Tóm tắt: Đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt, có nhiều người cùng tham gia vào quá trình thực hiện tội phạm, do đó việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nhiều điểm khác biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Làm rõ những vấn đề này là căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự đúng đắn, giải quyết trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm một cách công bằng, bình đẳng, đảm bảo nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự… Giống như hành vi của con người, hành vi phạm tội phát triển từ ý định, mong muốn phạm tội, sang thực hiện hành vi chuẩn bị và thực hiện tội phạm cho đến khi hoàn thành, kết thúc việc phạm tội. Trong các vụ án phạm tội riêng lẻ, thì mức độ thực hiện các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm (CTTP) và mức độ thực hiện sự cố ý phạm tội của người phạm tội sẽ xác định các giai đoạn phạm tội tương ứng. Tuy nhiên, với trường hợp đồng phạm, hành vi phạm tội là hành vi liên hiệp, mỗi người đồng phạm thực hiện một hoặc một vài khâu khác nhau của quá trình phạm tội, hành vi của họ có thể chỉ thỏa mãn một phần của cấu thành tội phạm, do đó, việc xác định các giai đoạn phạm tội của người đồng phạm có nhiều điểm khác biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Xác định đúng các giai đoạn phạm tội của người đồng phạm là căn cứ đầu tiên để xem xét miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) trong trường hợp người đồng phạm thỏa mãn các điều kiện khác của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. 1. Trách nhiệm hình sự trong các trường hợp phạm tội chưa đạt Về mặt ý chí, người đồng phạm cũng luôn mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình phạm tội để đạt mục đích của mình nhưng có thể vì nguyên nhân mang 1 tính khách quan, người đồng phạm đã không thực hiện được toàn bộ quá trình đó mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Căn cứ vào thời điểm chấm dứt các hành vi phạm tội (khách quan), mức độ thực hiện ý định phạm tội (chủ quan), luật hình sự phân chia quá trình thực hiện tội phạm cố ý có đồng phạm thành ba mức độ thực hiện khác nhau hoặc ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giai đoạn phạm tội chưa đạt và giai đoạn tội phạm hoàn thành1. Trong một vụ đồng phạm, có thể có một hoặc nhiều loại hành vi tham gia, ngoài người thực hành, có thể có người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức. Xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau: a) Xuất phát từ luận điểm hành vi của mỗi người đồng phạm tuy có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có tính độc lập tương đối, phản ánh vai trò nhất định đối với quá trình thực hiện tội phạm, cho rằng, có các giai đoạn thực hiện tội phạm cố ý nói chung thì cũng có thể có các giai đoạn thực hiện tội phạm của người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức nói riêng. Để xác định trách nhiệm hình sự đối với xúi giục chưa đạt, giúp sức chưa đạt hay tổ chức chưa đạt, cũng như các giai đoạn thực hiện tội phạm khác của từng người đồng phạm, cần phải nghiên cứu toàn bộ các giai đoạn thực hiện tội phạm của người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức một cách độc lập tương đối.2 Xúi giục, giúp sức, tổ chức chưa đạt là trường hợp người xúi giục, người giúp sức, người tổ chức bắt đầu thực hiện hành vi xúi giục (kích động, thúc đẩy), giúp sức, tổ chức (thành lập nhóm tội phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm tội phạm) nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người xúi giục, giúp sức, tổ chức, chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm của người bị xúi giục, người được giúp sức không sử dụng sự giúp sức vào việc thực hiện tội phạm hay chưa đạt đến kết quả như cấu thành tội phạm của hành vi tổ chức thực hiện tội phạm đòi hỏi. Như vậy, việc xác định giai đoạn phạm tội của người xúi giục, giúp sức, tổ chức mang tính độc lập tương đối so với việc xác 2 định giai đoạn thực hiện tội phạm của tội phạm chung. Do đó, có thể xảy ra các trường hợp như sau: i) Hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức hoàn thành nhưng tội phạm chung chưa hoàn thành; ii) Hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức chưa hoàn thành và tội phạm chung chưa hoàn thành; iii) Hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức chưa hoàn thành và tội phạm chung hoàn thành. Đây là quan điểm không phổ biến và chưa được thực tiễn chấp nhận. Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này bởi lẽ: Thứ nhất, tội phạm được thực hiện bởi đồng phạm là kết quả hành động của tất cả những người đồng phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm là một bộ phận của hoạt động chung, hành vi của mỗi người có sự liên hệ, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau và đều nhằm đạt kết quả phạm tội chung, vì vậy không thể phân chia tội phạm đã thực hiện ra những phần riêng, theo hành vi của từng người đồng phạm để xem xét giai đoạn thực hiện tội phạm của từng người đồng phạm một cách độc lập tương đối. Thứ hai, CTTP của hành vi đồng phạm được hình thành bởi tổng hợp các dấu hiệu được quy định tại điều luật phần chung quy định về đồng phạm và điều luật phần quy định các tội phạm của BLHS. “Sự tổng hợp những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cơ bản với những dấu hiệu của chế định đồng phạm... chính là những cấu thành tội phạm bổ sung cho cấu thành tội phạm cơ bản cấu thành tội phạm của hành vi đồng phạm...3” Vì vậy, không thể có trường hợp, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức đã hoàn thành trong ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các trường hợp phạm tội chưa đạt và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các trường hợp phạm tội chưa đạt và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm Phí Thành Chung Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Tóm tắt: Đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt, có nhiều người cùng tham gia vào quá trình thực hiện tội phạm, do đó việc xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm và vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có nhiều điểm khác biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Làm rõ những vấn đề này là căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự đúng đắn, giải quyết trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm một cách công bằng, bình đẳng, đảm bảo nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự… Giống như hành vi của con người, hành vi phạm tội phát triển từ ý định, mong muốn phạm tội, sang thực hiện hành vi chuẩn bị và thực hiện tội phạm cho đến khi hoàn thành, kết thúc việc phạm tội. Trong các vụ án phạm tội riêng lẻ, thì mức độ thực hiện các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm (CTTP) và mức độ thực hiện sự cố ý phạm tội của người phạm tội sẽ xác định các giai đoạn phạm tội tương ứng. Tuy nhiên, với trường hợp đồng phạm, hành vi phạm tội là hành vi liên hiệp, mỗi người đồng phạm thực hiện một hoặc một vài khâu khác nhau của quá trình phạm tội, hành vi của họ có thể chỉ thỏa mãn một phần của cấu thành tội phạm, do đó, việc xác định các giai đoạn phạm tội của người đồng phạm có nhiều điểm khác biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ. Xác định đúng các giai đoạn phạm tội của người đồng phạm là căn cứ đầu tiên để xem xét miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) trong trường hợp người đồng phạm thỏa mãn các điều kiện khác của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. 1. Trách nhiệm hình sự trong các trường hợp phạm tội chưa đạt Về mặt ý chí, người đồng phạm cũng luôn mong muốn thực hiện trọn vẹn quá trình phạm tội để đạt mục đích của mình nhưng có thể vì nguyên nhân mang 1 tính khách quan, người đồng phạm đã không thực hiện được toàn bộ quá trình đó mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Căn cứ vào thời điểm chấm dứt các hành vi phạm tội (khách quan), mức độ thực hiện ý định phạm tội (chủ quan), luật hình sự phân chia quá trình thực hiện tội phạm cố ý có đồng phạm thành ba mức độ thực hiện khác nhau hoặc ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giai đoạn phạm tội chưa đạt và giai đoạn tội phạm hoàn thành1. Trong một vụ đồng phạm, có thể có một hoặc nhiều loại hành vi tham gia, ngoài người thực hành, có thể có người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức. Xác định các giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau: a) Xuất phát từ luận điểm hành vi của mỗi người đồng phạm tuy có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có tính độc lập tương đối, phản ánh vai trò nhất định đối với quá trình thực hiện tội phạm, cho rằng, có các giai đoạn thực hiện tội phạm cố ý nói chung thì cũng có thể có các giai đoạn thực hiện tội phạm của người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức nói riêng. Để xác định trách nhiệm hình sự đối với xúi giục chưa đạt, giúp sức chưa đạt hay tổ chức chưa đạt, cũng như các giai đoạn thực hiện tội phạm khác của từng người đồng phạm, cần phải nghiên cứu toàn bộ các giai đoạn thực hiện tội phạm của người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức một cách độc lập tương đối.2 Xúi giục, giúp sức, tổ chức chưa đạt là trường hợp người xúi giục, người giúp sức, người tổ chức bắt đầu thực hiện hành vi xúi giục (kích động, thúc đẩy), giúp sức, tổ chức (thành lập nhóm tội phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm tội phạm) nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn của người xúi giục, giúp sức, tổ chức, chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm của người bị xúi giục, người được giúp sức không sử dụng sự giúp sức vào việc thực hiện tội phạm hay chưa đạt đến kết quả như cấu thành tội phạm của hành vi tổ chức thực hiện tội phạm đòi hỏi. Như vậy, việc xác định giai đoạn phạm tội của người xúi giục, giúp sức, tổ chức mang tính độc lập tương đối so với việc xác 2 định giai đoạn thực hiện tội phạm của tội phạm chung. Do đó, có thể xảy ra các trường hợp như sau: i) Hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức hoàn thành nhưng tội phạm chung chưa hoàn thành; ii) Hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức chưa hoàn thành và tội phạm chung chưa hoàn thành; iii) Hành vi xúi giục, giúp sức, tổ chức chưa hoàn thành và tội phạm chung hoàn thành. Đây là quan điểm không phổ biến và chưa được thực tiễn chấp nhận. Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này bởi lẽ: Thứ nhất, tội phạm được thực hiện bởi đồng phạm là kết quả hành động của tất cả những người đồng phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm là một bộ phận của hoạt động chung, hành vi của mỗi người có sự liên hệ, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau và đều nhằm đạt kết quả phạm tội chung, vì vậy không thể phân chia tội phạm đã thực hiện ra những phần riêng, theo hành vi của từng người đồng phạm để xem xét giai đoạn thực hiện tội phạm của từng người đồng phạm một cách độc lập tương đối. Thứ hai, CTTP của hành vi đồng phạm được hình thành bởi tổng hợp các dấu hiệu được quy định tại điều luật phần chung quy định về đồng phạm và điều luật phần quy định các tội phạm của BLHS. “Sự tổng hợp những dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cơ bản với những dấu hiệu của chế định đồng phạm... chính là những cấu thành tội phạm bổ sung cho cấu thành tội phạm cơ bản cấu thành tội phạm của hành vi đồng phạm...3” Vì vậy, không thể có trường hợp, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức đã hoàn thành trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trách nhiệm hình sự của đồng phạm Phạm tội trong đồng phạm Phạm tội chưa đạt Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Hành vi phạm tội của người đồng phạmTài liệu liên quan:
-
6 trang 147 0 0
-
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương IX (tt) - ThS. Trần Đức Thìn
17 trang 23 0 0 -
Bài giảng Luật Hình sự: Bài 9 - ThS. Vũ Thị Thúy
32 trang 14 0 0 -
Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
8 trang 13 0 0 -
Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương IX - ThS. Trần Đức Thìn
9 trang 13 0 0 -
22 trang 12 0 0
-
139 trang 12 0 0
-
22 trang 10 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo luật hình sự Việt Nam
87 trang 10 0 0 -
26 trang 10 0 0