Danh mục

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với công tác quản trị nhân sự trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 413.56 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với công tác quản trị nhân sự trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0" sẽ tập trung nghiên cứu CSR trong công tác quản trị nhân sự của một số các khách sạn lớn trong nước (thuộc tập đoàn Accor - Pháp), đưa ra các bài học kinh nghiệm về công tác lên kế hoạch, đào tạo, tuyển dụng, cơ chế kiểm soát, đánh giá nhân sự, tạo động lực cho nhân viên và quản lý nhân sự nói chung trong khách sạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với công tác quản trị nhân sự trong kinh doanh khách sạn thời kỳ 4.0 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN THỜI KỲ 4.0 ThS. Tô Quang Long Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà NộiTÓM TẮT Các nhà quản lý khách sạn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thông quađáp ứng nhiều yêu cầu từ các bên liên quan, cả bên trong và bên ngoài. Ngay cả công ty khách sạnnhỏ nhất cũng cần thực hiện CSR. Nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý coi các hoạt động CSR làmột chiến lược kinh doanh quan trọng. Thông qua các chương trình định hướng CSR, một kháchsạn có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan đến quản trị nguồn nhân lực. Chúng bao gồmcác sáng kiến cho thấy một công ty thực sự quan tâm đến nhân viên của mình không chỉ về mặt vậtchất (lương, thưởng) mà còn về năng lực / nâng cấp kỹ năng và cải thiện sức khỏe / lối sống. Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu CSR trong công tác quản trị nhân sự của một số các kháchsạn lớn trong nước (thuộc tập đoàn Accor - Pháp), đưa ra các bài học kinh nghiệm về công tác lênkế hoạch, đào tạo, tuyển dụng, cơ chế kiểm soát, đánh giá nhân sự, tạo đông lực cho nhân viên vàquản lý nhân sự nói chung trong khách sạn. Trên cơ sở đó, cùng với sự phát triển của cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 sẽ gợi ý các xu hướng triển khai công tác quản trị nhân sự trong kinh doanhkhách sạn để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Quản trị nhân sự, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,khách sạnLỜI MỞ ĐẦU Cùng với tốc độ phát triển của ngành du lịch, hệ thống các khách sạn đã phát triển nhanhchóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Để có thể tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp kinh 448doanh khách sạn phải xây dựng đội ngũ lao động chuyên nghiệp và có động lực, phải gắn với cộngđồng, quan tâm đến môi trường và có trách nhiệm với xã hội. Nghiên cứu CSR của doanh nghiệp khách sạn định hướng khía cạnh quản trị nguồn nhân lựcngày càng được các khách sạn quan tâm và thực hiện. Quản trị nguồn nhân lực theo tinh thần CRSsẽ đảm bảo cho doanh nghiệp khách sạn luôn duy trì và phát triển đội ngũ lao động vừa đảm bảotrình độ nghiệp vụ, vừa có lòng trrung thành và gắn bó với doanh nghiệp.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU H.R. Bowen (1953) đã đưa ra quan niệm ban đầu cho rằng: Nghĩa vụ của doanh nhân là theođuổi các chính sách ra quyết định hay thực hiện những hành động phù hợp với các mục tiêu và cácgiá trị của xã hội. Lý thuyết về các thành phần có liên quan đóng vai trò là một trong những nền tảng lý luận vềtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Một số công trình nghiên cứu của R.E Freedman và A.B Carroll.R.E. Freeman (1984) đã đưa ra định nghĩa tổng quát, cho rằng các thành phần có liên quan bao gồm cáccá nhân hoặc nhóm có thể tác động hoặc bị tác động bởi việc thực hóa các mục tiêu tổ chức. Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững phản ánh rõ hơn bản chất của CSR: ―CSR-Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triểnkinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người laođộng và các thành viên gia đình họ, cho cồng đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanhnghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội‖. Về ảnh hưởng của thực hiện CSR, Wood (2010) đề cập tới 3 ảnh hưởng: ảnh hưởng lên conngười và tổ chức, ảnh hưởng lên môi trường, và ảnh hưởng lên hệ thống xã hội và thể chế. TheoWood, CSR cho tới lúc này được mở rộng sang cả ba cấp độ trách nhiệm: về thể chế và toàn nềnkinh tế, về doanh nghiệp và tổ chức, và cả về cấp độ cá nhân. Theo kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam đã xây dựng ISO 26000 tích hợp vấn đề cốt lõi mangtính quốc tế về trách nhiệm xã hội. ISO 26000 là công cụ về trách nhiệm xã hội mạnh nhất hỗ trợcác tổ chức đi từ ý tưởng tốt đến hành động tốt. Nó bao gồm Bảy chủ đề chủ chốt về trách nhiệmxã hội của doanh nghiệp: quản trị tổ chức, nhân quyền, thực hành lao động, môi trường, kinh doanhtrung thực,vấn đề người tiêu dùng, tham gia và phát triển cộng đồng. CSR tác động đến nhiều đối tượng khác nhau: khách hàng, người lao động, cổ đông, nhà cungcấp, cộng đồng. Có thể nói, trách nhiệm đối với người lao động là một trong những nội dung trọngtâm của CSR. Trong báo cáo chuyên đề về ―Public Policy for Corporate Social Responsibility‖,World Bank (2003)xác định: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và sự cam kết của doanh nghiệpđóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượngđời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng xung quanh và toàn xã hội,theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng ...

Tài liệu được xem nhiều: