Trẩu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TrẩuTrẩu Công dụng: Trong công nghiệp, dầu trẩu được dùng làm sơn cao cấp: (sơn ô tô,máy bay, tầu thuyền…), sơn cách điện, cách nhiệt, chất dẻo, cao su nhân tạo,xà phòng, da nhân tạo, vải sơn, vải dầu, sơn mỹ thuật, mực in... Khô dầudùng làm phân bón hoặc làm thức ăn gia súc sau khi đã khử các độc tố. Vỏquả có thể dùng làm than hoạt tính. Gỗ màu trắng, mềm dễ bị mối mọt, nên có thể dùng làm bột giấy hoặclàm củi đun. Những nghiên cứu gần đây của Đại học Lâm nghiệp cho biết,gỗ trẩu có thể xử lý để sản xuất đồ mộc dạng ván ghép thanh. Hình thái: Cây gỗ nhỏ hay trung bình, đơn tính cùng gốc (rất ít khi gặp khácgốc), rụng lá về mùa khô; thân thẳng, tròn, cao 5-15m; cành non không cólông, lỗ bì rõ, vỏ ngoài màu xám, thịt vỏ màu hồng, có nhựa mủ trong. Lá mọc so le; phiến lá nguyên hoặc chia 3-5 thuỳ, kẽ giữa các thuỳ cótuyến dạng cốc; đầu có mũi nhọn ngắn; gốc hình tim, gần tròn hoặc bằng;cuống lá dài 7-20cm, phía đỉnh có 2 tuyến. Cụm hoa chùm hoặc chuỳ mọc ở đầu cành, thường cụm hoa đực vàcái riêng biệt; đôi khi cũng gặp một vài cụm mang cả hoa đực và cái. Hoađực có đài hợp, chia 2-3 thuỳ; cánh tràng 5, màu trắng hay hồng nhạt, đĩamật khá rõ; nhị 8-10(-14) xếp thành 2 vòng, chỉ nhị dính ở phía dưới thànhống. Hoa cái có đài và tràng tương tự như ở hoa đực; bầu 3 ô, mỗi ô 1 noãn;vòi nhuỵ 3, dính nhau ở gốc và có lông. Quả gần hình cầu, đường kính 3-5cm, có 3 gờ dọc nổi rõ, vỏ ngoàinhăn nheo với những gờ có dạng mạng lưới; khi chín nút thành 3 mảnh, mỗimảnh chứa 1 hạt (rất ít khi có 4-5 mảnh với 4-5 hạt). Hạt màu nâu xám, nhânchứa nhiều dầu. Phân bố: - Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, QuảngNinh, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên,Sơn La, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,Quảng Bình, Lâm Đồng, Tây Ninh. - Thế giới: Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Myanmar. Hiện đã đượcđưa trồng ở nhiều nước nhiệt đới: lndonesia, Madagascar và Malawi. Đặc điểm sinh học: Cây có biên độ sinh thái rộng, phân bố tại các khu vực nằm trongvùng từ 100 (Tây Ninh, Lâm Đồng - Việt Nam) đến 270 vĩ Bắc (QuảngĐông, Quảng Tây, Vân Nam – Trung Quốc). Ở nước ta, trẩu có thể sinhtrưởng từ vùng thấp đến các vùng núi cao 1.000 (-1.200)m. Cây ưa sáng vàẩm; có khả năng chịu hạn tốt. Có thể chịu được nhiệt độ tối cao tới 420C (thịxã Lai Châu cũ) hoặc nhiệt độ tối thấp O0C, thậm chí tới -50C (Mộc châu -Sơn La, đèo Lêa - Cao Bằng). Trẩu mọc tự nhiên hoặc được trồng ở các khu vực có lượng mưa hàngnăm từ 1.000mm đến 3.000mm. Cây ưa điều kiện địa hình bằng phẳng hoặcdốc nhẹ, khuất gió và có độ ẩm không khí tương đối cao (>80%). Thường gặp trẩu trên đất ẩm, thoát nước tốt, với độ chua và độ kiềmnhẹ; phong hoá trên phiến thạch, sa phiến thạch, đá vôi, đá bazan. . . Câysinh trưởng tốt trên các nương rẫy cũ, các vùng đất phong hoá từ đá vôi. Ở Tuyên Quang gặp trẩu tái sinh cùng với bồ để (Styrax tonkinensís)sau nương rẫy tạo thành một loại hình thực bì khá đặc biệt. Trẩu sinh trưởngnhanh, ở điều kiện thích hợp cây 3 tuổi có cao 4-5m. Cây bắt đầu ra hoa, kết quả ở giai đoạn sau 6-7 năm tuổi. Mùa hoatháng 3-5, mùa quả chín tháng 9-10. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Tuổi thọ của cây khoảng 35-50 nămhoặc lâu hơn, tuỳ thuộc điều kiện môi trường sống và chế độ canh tác.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trẩu giống cây lâm nghiệp tài liệu lâm nghiệp đặc điểm cây lâm nghiệp công dụng cây lâm nghiệpTài liệu cùng danh mục:
-
Đề cương chi tiết học phần: Khoa học gỗ
9 trang 293 0 0 -
Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam
50 trang 289 0 0 -
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG CARBON CỦA RỪNG
10 trang 237 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ
11 trang 237 0 0 -
Bài giảng Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội: Bài 4 - ThS. Nguyễn Quốc Bình
5 trang 222 0 0 -
Quản lý bền vững rừng đặc dụng: Trường hợp nghiên cứu ở vườn quốc gia Cát Tiên
10 trang 204 0 0 -
Giáo trình Công nghệ chế biến hóa học gỗ: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
117 trang 197 0 0 -
0 trang 180 0 0
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý ảnh vệ tinh landsat8 trong arcgis
0 trang 176 0 0 -
Báo cáo Ngành cao su Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững
48 trang 157 0 0
Tài liệu mới:
-
132 trang 0 0 0
-
Đề kiểm tra HK1 môn GDCD lớp 11 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 807
2 trang 0 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn GDCD có đáp án - Trường THPT Hai Bà Trưng
6 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
3 trang 0 0 0 -
Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 314
4 trang 0 0 0 -
Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND
7 trang 1 0 0 -
Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND Tỉnh Hà Giang
4 trang 1 0 0 -
30 trang 0 0 0
-
23 trang 1 0 0
-
22 trang 1 0 0