Danh mục

Trẻ em đeo kính

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 168.62 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cơ quan thị giác của trẻ (đặc biệt là trẻ từ 5-6 tuổi) còn trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, việc đeo kính đóng vai trò rất quan trọng đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ quan thị giác. Tuy nhiên trẻ em phải đeo kính vì một số lý do hoàn toàn khác người lớn, vì thế chúng ta cần chú ý khi có các biểu hiện bất thường về mắt của trẻ.Lý do nào buộc trẻ đeo kính?Dĩ nhiên trẻ đeo kính là để mang lại thị lực tốt hơn. Thêm nữa, đeo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trẻ em đeo kính Trẻ em đeo kính Cơ quan thị giác của trẻ (đặc biệt là trẻ từ 5-6 tuổi) còn trong giai đoạn pháttriển và hoàn thiện, việc đeo kính đóng vai trò rất quan trọng đảm bảo sự phát triểnbình thường của cơ quan thị giác. Tuy nhiên trẻ em phải đeo kính vì một số lý dohoàn toàn khác người lớn, vì thế chúng ta cần chú ý khi có các biểu hiện bấtthường về mắt của trẻ. Lý do nào buộc trẻ đeo kính? Dĩ nhiên trẻ đeo kính là để mang lại thị lực tốt hơn. Thêm nữa, đeo kínhcòn để tăng cường thị lực của mắt kém. Đó là khi có sự khác biệt về khúc xạ giữahai mắt: một mắt bình thường và mắt kia bị viễn thị, cận thị hoặc loạn thị. Ngoài ratrẻ cũng có thể phải đeo kính trong trường hợp bị lác mắt nhằm giúp mắt thẳngtrục nhãn cầu hay để bảo vệ mắt còn lại trong trường hợp mắt kia đã bị kém khôngcòn khả năng điều trị. Các loại tật khúc xạ nào ảnh hưởng đến thị lực của trẻ? Có 4 loại tật khúc xạ thường gặp: Cận thị: Mắt cận thị là mắt có trục nhãncầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn, khi đó hình ảnh của vậtrơi vào phía trước của võng mạc. Trẻ bị cận thị nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõnhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ trường hợp cận thị nặng. Viễn thị: Là mắt có trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường và khi đó hình ảnhcủa vật rơi vào phía sau của võng mạc. Loạn thị: Mắt loạn thị là mắt có các kinh tuyến khúc xạ không đều nhau.Vật nhìn không in hình rõ nét trên võng mạc và người bệnh nhìn mờ cả xa và gần. Lệch khúc xạ: Là hiện tượng có sự khác nhau về khúc xạ giữa hai mắt cóthể là một mắt cận còn mắt kia viễn hoặc cả hai mắt cùng cận hay cùng viễnnhưng khác nhau về mức độ. Đôi khi là một mắt chính thị còn mắt kia là cận thịđơn thuần, viễn thị đơn thuần hay cận loạn hoặc là viễn loạn. Điều đó có thể gây ranhược thị do thị lực ở mắt có tật khúc xạ lớn hơn phát triển không bình thường.Trong điều trị ngoài việc kính đeo ra thì đôi khi bịt mắt là cần thiết để đảm bảocho cả hai mắt cùng nhìn rõ. Làm thế nào lựa chọn kính thích hợp cho trẻ? Khi có các biểu hiện bất thường về mắt ở trẻ, cần cho trẻ đi khám mắt toàndiện. Thông thường sau khi đã tra giãn đồng tử bằng thuốc liệt điều tiết, việc đokhúc xạ bằng soi bóng đồng tử (skiascopy) cho phép thầy thuốc xác định chínhxác tình trạng khúc xạ của mắt từ đó sẽ đưa ra lời khuyên cho bố mẹ trẻ là có cầnđeo kính hay không và số kính cần thiết mà trẻ phải đeo. Ngoài việc lựa chọn kính đúng số và phù hợp với tật mắt của trẻ theo lờikhuyên bác sĩ, chúng ta cần cho trẻ dùng kính lắp đúng với gọng vừa vặn và đẹpvề thẩm mỹ. Gọng kính đeo phải thoải mái và đảm bảo đúng tâm kính với tâmđồng tử. Mắt kính làm bằng chất liệu polycarbonate sẽ giúp cho bảo vệ mắt trẻđược tốt hơn nhất là với trường hợp chỉ còn một mắt. Khi nào thì trẻ cần phải đeo kính hai tròng? Rất ít khi trẻ em cần phải đeo kính hai tròng. Nhưng trường hợp trẻ đã mổthủy tinh thể thì cần dùng kính hai tròng để nhìn gần và đọc sách rõ ràng hơn. Đôikhi trẻ bị lác trong cũng cần phải đeo kính hai tròng để giúp cho cải thiện độ láckhi nhìn gần. Đeo kính có gây ảnh hưởng gì đến mắt trẻ hay không? Nhiều bố mẹ lo lắng, khi trẻ đeo kính sẽ làm cho mắt trẻ kém hơn hoặc phụthuộc vào kính. Nhưng thực tế thì ngược lại. Nếu như một trẻ có chỉ định phải đeokính mà không đeo thì không thể có được một sự phát triển bình thường của cơquan thị giác.

Tài liệu được xem nhiều: