Trị chứng hôi miệng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trị chứng hôi miệng Trị chứng hôi miệng Một vài loại thức ăn, tình trạng bệnh lý và thói quen là những nguyên nhân thường gây hôi miệng. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể làm giảm chứng hôi miệng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng thật đúng cách. Nếu cách tự chăm sóc không giải quyết được vấn đề, bạn nên đến khám nha sĩ để loại trừ một tình trạng bệnh lý ở răng. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng, bao gồm: 1. Thức ăn: Sự phân hủy các mẩu nhỏ thức ăn quanh răng có thể gây ra mùi hôi. Một vài thức ăn có chất tinh dầu dễ bay hơi cũng thường là nguyên nhân. Hành và tỏi là thí dụ điển hình nhất nhưng một vài loại rau hay gia vị khác cũng gây mùi hôi. Sau khi thức ăn tiêu hóa, tinh dầu vào máu đi đến phổi, tạo ra mùi hôi mãi cho đến khi thức ăn được thải trừ hết. Rượu không có mùi nhưng người ta có thể đo nồng độ rượu từ hơi thở ra. 2. Vấn đề răng: Giữ vệ sinh răng, miệng kém hay bệnh viêm nha chu là nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu bạn không đánh răng và súc miệng mỗi ngày, các mẩu nhỏ thức ăn trong miệng sẽ là nơi tập trung vi khuẩn, tạo thành một mảng bám ở răng. Chính mảng bám này sẽ kích thích lợi (gọi là viêm nướu) và gây sâu răng. Thông thường các mảng có túi sẽ hình thành giữa răng và nướu (nha chu viêm) làm tình trạng xấu hơn. Răng giả không được làm sạch và lắp không khít cũng là nơi tạo mùi hôi do vi khuẩn và thức ăn dính lại. 3. Khô miệng: Nước miếng giúp làm sạch và ẩm ướt miệng bạn. Miệng bị khô có thể tạo ra một số tế bào chết tích tụ ở răng, lợi, lưỡi. Những tế bào này bị phân hủy và tạo mùi. Khô miệng thường xảy ra tự nhiên trong lúc ngủ nên dễ tạo hôi miệng vào buổi sáng. Vài loại thuốc, hút thuốc lá cũng có thể dẫn đến tình trạng khô miệng mãn tính, gây thêm một số vấn đề với tuyến nước bọt của bạn. 4. Bệnh tật: Nhiễm trùng phổi mạn tính hay bệnh abcès phổi có thể làm hôi miệng rất nhiều. Ngoài ra một số bệnh khác cũng tạo mùi hôi đặc biệt như: Suy thận gây hôi như mùi nước tiểu, suy gan gây mùi hôi như cá tanh, bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát hơi thở có mùi trái cây, bệnh trào ngược acid cũng có thể gây mùi hôi. 5. Miệng, mũi và họng: Hôi miệng còn gặp ở những người bị viêm xoang, trẻ con nhét vật lạ vào 1 bên mũi và để quên trong nhiều tuần, viêm họng, viêm amygdale, nhiễm trùng hô hấp gây đàm nhiều. Lở miệng cũng gây hôi miệng khi kết hợp với bệnh viêm nha chu. 6. Thuốc lá: Hút thuốc sẽ làm miệng khô và gây mùi hôi khá đặc biệt. Những người hút thuốc lá nhiều cũng dễ bị bệnh viêm nha chu, là nguồn gốc làm cho hơi thở hôi. Cách tự điều trị chứng hôi miệng Hầu hết mọi người có thể ngăn ngừa hay cải thiện chứng hôi miệng bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách theo các bước sau: - Ðánh răng sau khi ăn. Xe chỉ răng 1 lần/ngày để lấy đi các mẩu thức ăn, mảng bám răng. - Cạo lưỡi (cả phần sau lưỡi) để lấy đi các tế bào chết, vi khuẩn và thức ăn vụn. - Nếu bạn có răng bắc cầu hay răng giả: nên rửa chúng một lần mỗi ngày. - Uống nhiều nước (nhưng không dùng cà phê, rượu) để làm miệng luôn ẩm ướt. - Nhai chewing gum (loại không đường), ngậm kẹo (không đường) để kích thích tiết nước bọt tẩy đi vụn thức ăn, vi khuẩn. Nếu bạn bị khô miệng mạn tính, nha sĩ có thể cho dùng nước miếng nhân tạo. - Nên đổi bàn chải đánh răng sau mỗi 3 tháng. - Khám nha sĩ định kỳ 2 lần/năm để phát hiện bệnh. Chú ý làm sạch răng, chăm sóc răng giả. - Tập cho trẻ ở độ tuổi bắt đầu đi học biết cách tự đánh răng, súc miệng, se chỉ răng, cạo sạch lưỡi. - Không nên cho trẻ dùng các thuốc súc miệng vì nhiều sản phẩm có chứa rượu, nếu trẻ lỡ nuốt sẽ không có lợi. Nếu hôi miệng vẫn tồn tại dù đã tự chăm sóc, vệ sinh răng miệng kỹ, bạn nên đến khám nha sĩ. Nếu không phải do nguyên nhân răng miệng, cần khám bác sĩ để tìm các nguyên nhân khác như viêm xoang, viêm phổi… Tác giả : BS. DƯƠNG MINH HOÀNG ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trị chứng hôi miệng bệnh học và điều trị y học cơ sở bài giảng y học phổ thông kiến thức y khoaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
Chapter 029. Disorders of the Eye (Part 8)
5 trang 42 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 34 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Chapter 075. Evaluation and Management of Obesity (Part 5)
5 trang 34 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0 -
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0 -
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 5)
5 trang 33 0 0 -
Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não
7 trang 33 0 0 -
5 trang 32 0 0
-
Gút và tăng uric trong máu (Kỳ 1)
5 trang 31 0 0 -
Sự hài lòng của học viên đối với chất lượng đào tạo liên tục tại Bệnh viện Bạch Mai, năm 2020 - 2021
5 trang 30 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC (Kỳ 5)
6 trang 29 0 0 -
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 2)
6 trang 29 0 0 -
5 trang 28 0 0