Danh mục

Tri thức bản địa về sử dụng thực vật làm men rượu của cộng đồng Chơ Ro tại khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 522.33 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành nghiên cứu nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc khôi phục, duy trì và phát triển nghề nấu rượu cần truyền thống cũng như gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa, nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật mang giá trị “sinh thái-văn hóa” nơi đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tri thức bản địa về sử dụng thực vật làm men rượu của cộng đồng Chơ Ro tại khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. TIỂU BAN TÀI NGUYÊN SINH VẬT TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ SỬ DỤNG THỰC VẬT LÀM MEN RƢỢU CỦA CỘNG ĐỒNG CHƠ RO TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI, TỈNH ĐỒNG NAI Nguyễn Văn Hợp, Nguyễn Thị Lương, Đoàn Thị Thảo Phân hiệu – Trường Đại học Lâm nghiệp Từ ngàn xưa việc uống rượu đã trở thành bản sắc, nét văn hóa đặc trưng cho mỗi cộng đồng của người Việt. Tri thức bản địa về sử dụng thực vật làm men rượu được hình thành, phát triển và lưu giữ bằng hình thức “truyền miệng”. Đây thực sự là một kho báu còn nhiều điều chưa được khám phá có giá trị khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao. Ở một góc nhìn khác, do quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã làm cho nguồn nguyên liệu sử dụng làm men rượu bị mất đi. Trong khi đó, số hộ gia đình hiện còn nấu rượu không nhiều và mang tính nhỏ lẻ. Do vậy, việc nghiên cứu tri thức bản địa về sử dụng các loài thực vật làm men rượu là một tất yếu khách quan. Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai được thành lập năm 2004 với tổng diện tích tự nhiên trên 100.303 ha, là một trong những trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam, không chỉ đa dạng về kiểu rừng mà còn đa dạng về thành phần loài, nguồn gen với 1.401 loài thực vật, thuộc 589 chi, 156 họ thuộc 06 ngành thực vật (http://dongnaireserve.org.vn). Chơ Ro là một trong số 54 dân tộc ở Việt Nam chủ yếu sinh sống ở vùng đồi núi thấp phía đông nam tỉnh Đồng Nai với dân số khoảng 15.174 người, chiếm 56,5% tổng số người Chơ Ro ở nước ta (https://vi.wikipedia.org). Xã Phú Lý thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai hiện có 136 hộ người Chơ Ro/2.931 hộ gia đình (chiếm 4,6%), 608 người Chơ Ro/13.712 người (chiếm 4,4%) (https://sites.google.com). Nơi đây tập trung cộng đồng người Chơ Ro sinh sống, đang lưu giữ kho tàng tri thức về sử dụng các loài thực vật cho LSNG có giá trị cao. Đặc biệt là các loài thực vật làm men rượu cần, nhưng hiện nay đang bị mai một. Do đó, nghiên cứu này đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc khôi phục, duy trì và phát triển nghề nấu rượu cần truyền thống cũng như gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc văn hóa, nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân trong việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật mang giá trị “sinh thái-văn hóa” nơi đây. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Các loài thực vật được cộng đồng Chơ Ro sử dụng để lên men lá rượu cần tại xã Phú Lý thuộc Khu BTTN - Văn hóa Đồng Nai. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, thời gian 2016-2017. Phương pháp nghiên cứu: - Điều tra ngoài thực địa trên 15 tuyến để thu thập mẫu tiêu bản và mẫu nguyên liệu làm men rượu cần (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004). - Thu thập thông tin: Điều tra nghiên cứu tri thức bản địa về sử dụng thực vật làm men rượu cần tại khu vực nghiên cứu bằng phương pháp PRA có sự tham gia của cộng đồng dân tộc Chơ Ro, nhằm điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình đã và đang nấu rượu cần, những người có kinh nghiệm về sử dụng thực vật làm men rượu cần tại khu vực nghiên cứu: Thành phần loài, bộ phận sử dụng, phương thức sơ chế, bảo quản và quy trình chế biến rượu cần,... (Gary J. Martin, 2002). 1186. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 * Xác định tên khoa học: Tiến hành xử lý và giám định tên khoa học theo phương pháp so sánh hình thái truyền thống và các tài liệu chuyên ngành: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000); Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2011); Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài và bộ phận của thực vật được sử dụng làm men rượu cần Kết quả điều tra ngoài thực địa và phỏng vấn người dân tại xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã xác định được 65 loài thuộc 58 chi và 45 họ thực vật được cộng đồng người Chơ Ro sử dụng làm men rượu cần. Kết quả được tổng hợp ở bảng 1. Bảng 1 Thành phần loài, bộ phận của thực vật được sử dụng làm men rượu cần Bộ Tên Việt Dạng phận TT Tên khoa học Tên họ Nơi sống Nam sống sử ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: