Triển vọng khoáng sản sericit khu vực Hương Sơn (Hà Tĩnh)
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.99 MB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong công trình này trình bày những đánh giá ban đầu về tiềm năng và triển vọng khoáng sản sericit ở khu vực Hương Sơn - Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển vọng khoáng sản sericit khu vực Hương Sơn (Hà Tĩnh) 35(2), 97-106 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2013 TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN SERICIT KHU VỰC HƢƠNG SƠN (HÀ TĨNH) PHẠM TÍCH XUÂN1, NGUYỄN VĂN PHỔ1, ĐOÀN THU TRÀ1, HOÀNG TUYẾT NGA1, PHẠM THANH ĐĂNG1, NGUYỄN THỊ LIÊN1, NGUYỄN THỊ THANH THẢO2 E - mail: tichxuan@gmail.com 1 Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Mỏ Địa chất Ngày nhận bài: 10 - 1 - 2013 1. Mở đầu Sericit là một loại khoáng sản có giá trị, đã và đang được khai thác ở nhiều nước trên thế giới. Nhờ có tính chất đặc biệt như: nhẹ, dẻo, cách điện, không thấm nước, không độc, trơ với các môi trường hoá chất, hấp thụ được các tia tử ngoại và tia cực tím, mà sericit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như điện tử, nhựa, composit, sơn,... Đặc biệt, gần đây sericit được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa mỹ phẩm nhờ vào độ bóng, dễ phân tán, dễ pha màu, không bị phai trong nước và đặc biệt không độc hại cho da, hạn chế tác dụng của các tia cực tím (UV). Trên thị trường, bột tinh sericit có giá khoảng 600-2000 USD/t (tuỳ thuộc vào chất lượng sericit). Các sản phẩm đã được chế biến có chất lượng cao có thể đạt giá trị trên 15.000USD/tấn, thậm chí tới trên 40.000USD/tấn. Nhu cầu sử dụng các loại sericit trên thế giới ngày một tăng. Những nước và vùng lãnh thổ khai thác và sản xuất sericit hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Pháp, Đài Loan, Malaysia, Brasil, Mehico, Ấn Độ và Srilanca [8]. Một số hãng sản xuất sericit có tiếng trên thế giới như Shanshin Sericit, Myoshi Kasei, Nikko Toryo (Nhật), CAS for cosmetics (Hàn Quốc), Chuzhou Grea Mineral, Mitsui China (Trung Quốc),... Ở nước ta, cho đến gần đây, sericit thậm chí vẫn chưa được coi là một loại hình khoáng sản. Chẳng hạn trong công trình tổng hợp “Tài nguyên và Khoáng sản Việt Nam” do Cục Địa chất và Khoáng sản xuất bản năm 2000 hay trong thuyết minh các tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 mới nhất (loạt Đông Bắc và Tây Bắc, xuất bản năm 2001), sericit vẫn chưa có tên trong danh mục khoáng sản. Có thể nói sericit là một loại hình khoáng sản còn khá mới và là một dạng nguyên liệu khoáng có giá trị kinh tế và độc đáo của nước ta. Trong những năm gần đây, ở khu vực Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã phát hiện mỏ sercit Sơn Bình. Mỏ này đã bắt đầu được đầu tư thăm dò và chuẩn bị đưa vào khai thác. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu đáng kể nào về sericit và tiềm năng của loại hình khoáng sản này chưa được đánh giá. Trong công trình này chúng tôi trình bày những đánh giá ban đầu về tiềm năng và triển vọng khoáng sản sericit ở khu vực Hương Sơn - Kỳ Anh (Hà Tĩnh). 2. Mỏ sericit Sơn Bình 2.1. Vị trí Mỏ sericit Sơn Bình nằm trên địa bàn các xã Sơn Bình, Sơn Trà, Sơn Long của huyện Hương Sơn và xã Ân Phú, huyện Vũ Quang thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Về tổng thể, mỏ là một đới kéo dài khoảng 4km dọc theo sống núi Mồng Gà (hình 1) và phần đầu mút tây bắc sát ngay quốc lộ 8 từ thị xã Hồng Lĩnh đi cửa khẩu Cầu Treo. Mỏ sericit Sơn Bình lần đầu tiên được Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ phát hiện, đánh giá năm 2007 và được trình bày trong báo cáo “Đánh giá triển vọng sericit, sắt phụ gia xi măng, kaolin, thạch anh vùng Kỳ Anh, Hương Sơn, Hà Tĩnh” do Hồ Văn Tú làm chủ biên. Theo Hồ Văn Tú (2010), tại mỏ Sơn Bình đã xác định được 9 thân quặng sericit với tổng tài nguyên cấp 333 + 334a là 1,565 triệu tấn, trong đó cấp 333 là 645 ngàn tấn [5]. 97 Hình 1. Sơ đồ địa chất khu vực mỏ sericit Sơn Bình (theo [5] và [6]) Chú giải: 1 - Hệ tầng Sông Cả; 2 - Hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng dưới; 3 - Hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng trên; 4 - Trầm tích Đệ tứ; 5 - Phức hệ Sông Mã; 6 - Đới quặng hóa; 7 - Đứt gãy kiến tạo; 8 - Đường đồng mức; 9 - Sông, hồ; 10 - Đường giao thông 2.2. Đặc điểm địa chất Theo Bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 [6], trong phạm vi khu vực khoáng hóa sercit Sơn Bình gặp các thành tạo trầm tích, trầm tích biến chất Paleozoi - Mezozoi và được xếp vào các hệ tầng Sông Cả (O3-S1sc), hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1hn) và hệ tầng Đồng Trầu (T 2ađt). Đáng chú 98 ý là sự có mặt của tổ hợp phun trào - xâm nhập tuổi Trias giữa. Các đá phun trào là hợp phần chính của hệ tầng Đồng Trầu phân hệ tầng dưới (T 2ađt1), còn các đá xâm nhập chủ yếu là granit porphyr kiểu á núi lửa được xếp vào phức hệ Sông Mã (γτT2sm). Các đá của hệ tầng Sông Cả (O3-S1sc), phân bố khá rộng với thành phần vật chất tương đối đồng nhất, chủ yếu gồm các trầm tích lục nguyên dạng flish bị biến chất yếu. Hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1hn) có thành phần chủ yếu là cát kết, đá phiến sét, bột kết, cát kết, đá phiến thạch anh sericit. Hệ tầng Đồng Trầu được chia thành 2 phân hệ tầng: (i) Phân hệ tầng dưới (T2 ađt1) chủ yếu là các đá phun trào ryolit, cuội kết tuf, tuf ryolit, cuội kết thạch anh. Chiều dày của phân hệ tầng dưới 250 950m. (ii) Phân hệ tầng trên (T2ađt2) gồm chủ yếu là bột kết, đá phiến sét màu nâu, nâu phớt tím, phân lớp mỏng, xen các lớp mỏng cát, sạn kết màu xám nâu. C ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển vọng khoáng sản sericit khu vực Hương Sơn (Hà Tĩnh) 35(2), 97-106 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2013 TRIỂN VỌNG KHOÁNG SẢN SERICIT KHU VỰC HƢƠNG SƠN (HÀ TĨNH) PHẠM TÍCH XUÂN1, NGUYỄN VĂN PHỔ1, ĐOÀN THU TRÀ1, HOÀNG TUYẾT NGA1, PHẠM THANH ĐĂNG1, NGUYỄN THỊ LIÊN1, NGUYỄN THỊ THANH THẢO2 E - mail: tichxuan@gmail.com 1 Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Mỏ Địa chất Ngày nhận bài: 10 - 1 - 2013 1. Mở đầu Sericit là một loại khoáng sản có giá trị, đã và đang được khai thác ở nhiều nước trên thế giới. Nhờ có tính chất đặc biệt như: nhẹ, dẻo, cách điện, không thấm nước, không độc, trơ với các môi trường hoá chất, hấp thụ được các tia tử ngoại và tia cực tím, mà sericit được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như điện tử, nhựa, composit, sơn,... Đặc biệt, gần đây sericit được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp hóa mỹ phẩm nhờ vào độ bóng, dễ phân tán, dễ pha màu, không bị phai trong nước và đặc biệt không độc hại cho da, hạn chế tác dụng của các tia cực tím (UV). Trên thị trường, bột tinh sericit có giá khoảng 600-2000 USD/t (tuỳ thuộc vào chất lượng sericit). Các sản phẩm đã được chế biến có chất lượng cao có thể đạt giá trị trên 15.000USD/tấn, thậm chí tới trên 40.000USD/tấn. Nhu cầu sử dụng các loại sericit trên thế giới ngày một tăng. Những nước và vùng lãnh thổ khai thác và sản xuất sericit hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Canada, Pháp, Đài Loan, Malaysia, Brasil, Mehico, Ấn Độ và Srilanca [8]. Một số hãng sản xuất sericit có tiếng trên thế giới như Shanshin Sericit, Myoshi Kasei, Nikko Toryo (Nhật), CAS for cosmetics (Hàn Quốc), Chuzhou Grea Mineral, Mitsui China (Trung Quốc),... Ở nước ta, cho đến gần đây, sericit thậm chí vẫn chưa được coi là một loại hình khoáng sản. Chẳng hạn trong công trình tổng hợp “Tài nguyên và Khoáng sản Việt Nam” do Cục Địa chất và Khoáng sản xuất bản năm 2000 hay trong thuyết minh các tờ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 mới nhất (loạt Đông Bắc và Tây Bắc, xuất bản năm 2001), sericit vẫn chưa có tên trong danh mục khoáng sản. Có thể nói sericit là một loại hình khoáng sản còn khá mới và là một dạng nguyên liệu khoáng có giá trị kinh tế và độc đáo của nước ta. Trong những năm gần đây, ở khu vực Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã phát hiện mỏ sercit Sơn Bình. Mỏ này đã bắt đầu được đầu tư thăm dò và chuẩn bị đưa vào khai thác. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu đáng kể nào về sericit và tiềm năng của loại hình khoáng sản này chưa được đánh giá. Trong công trình này chúng tôi trình bày những đánh giá ban đầu về tiềm năng và triển vọng khoáng sản sericit ở khu vực Hương Sơn - Kỳ Anh (Hà Tĩnh). 2. Mỏ sericit Sơn Bình 2.1. Vị trí Mỏ sericit Sơn Bình nằm trên địa bàn các xã Sơn Bình, Sơn Trà, Sơn Long của huyện Hương Sơn và xã Ân Phú, huyện Vũ Quang thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Về tổng thể, mỏ là một đới kéo dài khoảng 4km dọc theo sống núi Mồng Gà (hình 1) và phần đầu mút tây bắc sát ngay quốc lộ 8 từ thị xã Hồng Lĩnh đi cửa khẩu Cầu Treo. Mỏ sericit Sơn Bình lần đầu tiên được Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ phát hiện, đánh giá năm 2007 và được trình bày trong báo cáo “Đánh giá triển vọng sericit, sắt phụ gia xi măng, kaolin, thạch anh vùng Kỳ Anh, Hương Sơn, Hà Tĩnh” do Hồ Văn Tú làm chủ biên. Theo Hồ Văn Tú (2010), tại mỏ Sơn Bình đã xác định được 9 thân quặng sericit với tổng tài nguyên cấp 333 + 334a là 1,565 triệu tấn, trong đó cấp 333 là 645 ngàn tấn [5]. 97 Hình 1. Sơ đồ địa chất khu vực mỏ sericit Sơn Bình (theo [5] và [6]) Chú giải: 1 - Hệ tầng Sông Cả; 2 - Hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng dưới; 3 - Hệ tầng Đồng Trầu, phân hệ tầng trên; 4 - Trầm tích Đệ tứ; 5 - Phức hệ Sông Mã; 6 - Đới quặng hóa; 7 - Đứt gãy kiến tạo; 8 - Đường đồng mức; 9 - Sông, hồ; 10 - Đường giao thông 2.2. Đặc điểm địa chất Theo Bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 [6], trong phạm vi khu vực khoáng hóa sercit Sơn Bình gặp các thành tạo trầm tích, trầm tích biến chất Paleozoi - Mezozoi và được xếp vào các hệ tầng Sông Cả (O3-S1sc), hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1hn) và hệ tầng Đồng Trầu (T 2ađt). Đáng chú 98 ý là sự có mặt của tổ hợp phun trào - xâm nhập tuổi Trias giữa. Các đá phun trào là hợp phần chính của hệ tầng Đồng Trầu phân hệ tầng dưới (T 2ađt1), còn các đá xâm nhập chủ yếu là granit porphyr kiểu á núi lửa được xếp vào phức hệ Sông Mã (γτT2sm). Các đá của hệ tầng Sông Cả (O3-S1sc), phân bố khá rộng với thành phần vật chất tương đối đồng nhất, chủ yếu gồm các trầm tích lục nguyên dạng flish bị biến chất yếu. Hệ tầng Huổi Nhị (S2-D1hn) có thành phần chủ yếu là cát kết, đá phiến sét, bột kết, cát kết, đá phiến thạch anh sericit. Hệ tầng Đồng Trầu được chia thành 2 phân hệ tầng: (i) Phân hệ tầng dưới (T2 ađt1) chủ yếu là các đá phun trào ryolit, cuội kết tuf, tuf ryolit, cuội kết thạch anh. Chiều dày của phân hệ tầng dưới 250 950m. (ii) Phân hệ tầng trên (T2ađt2) gồm chủ yếu là bột kết, đá phiến sét màu nâu, nâu phớt tím, phân lớp mỏng, xen các lớp mỏng cát, sạn kết màu xám nâu. C ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Triển vọng khoáng sản sericit khu vực Hương Sơn Tỉnh Hà Tĩnh Khoáng sản sericit Mỏ sericit Sơn BìnhTài liệu liên quan:
-
6 trang 301 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
10 trang 215 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 210 0 0 -
8 trang 210 0 0
-
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 208 0 0 -
6 trang 206 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 204 0 0 -
9 trang 167 0 0