Triển vọng kinh tế nhìn từ gói kích cầu
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 203.62 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một trong những cơ sở quan trọng nhất để dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010 và dài hạn hơn sau đó là xác định khả năng phản ứng chính sách của Chính phủ trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang trong tình trạng bất định cao, nhiều rủi ro và khó dự báo. Dự báo triển vọng kinh tế năm 2010 tại thời điểm hiện nay thật sự là một công việc có phần mạo hiểm, cho dù triển vọng phục hồi đã bộc lộ khá rõ và trong thời gian gần đây, cách...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển vọng kinh tế nhìn từ gói kích cầu Triển vọng kinh tế nhìn từ gói kích cầuMột trong những cơ sở quan trọng nhất để dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010 và dài hạn hơn sau đó là xác định khả năng phản ứng chính sách của Chính phủ trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang trong tình trạng bất định cao, nhiều rủi ro và khó dự báo. Dự báo triển vọng kinh tế năm 2010 tại thời điểm hiện nay thật sự là một công việc có phần mạo hiểm, cho dù triển vọng phục hồi đã bộc lộ khá rõ và trong thời gian gần đây, cách thức điều hành chính sách của Chính phủ đã mang tính hệ thống, bài bản và linh hoạt hơn. Nếu không xét đến tác động bất thường của các yếu tố bên ngoài, sự “mạo hiểm” của công việc dự báo bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Một là, cho đến nay (dù đã hết quý III), định hướng triển khai tiếp phần đa số còn lại của gói kích cầu 8 tỷ USD dự định (còn gọi là gói kích cầu thứ hai) vẫn chưa được xác định (có cần triển khai tiếp hay không). Theo logic, chắc chắn rằng triển vọng tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô (nhất là triển vọng ổn định) của năm 2010 và cả những năm sau đó tùy thuộc rất lớn vào quyết định này. Hai là, trong giai đoạn tới, sự lựa chọn ưu tiên giữa các mục tiêu cải cách dài hạn (tập trung cho nhiệm vụ tái cơ cấu nhằm khắc phục các điểm yếu cơ cấu, giải toả các “nút thắt“ tăng trưởng) hay mục tiêu khôi phục kinh tế ngắn hạn trước mắt, giúp cân bằng lại tình hình vẫn đang là chủ đề thảo luận trong giới nghiên cứu học thuật và cả giới hoạch định chính sách. Vẫn chưa có định hướng ưu tiên chính thức rõ ràng cho việc giải quyết hai nhiệm vụ có tính “tranh chấp nguồn lực” này. Theo lập luận đó, để xác lập căn cứ dự báo, cần phân tích tính hiện thực hợp lý của gói kích cầu thứ hai, đồng thời, làm rõ tương quan ưu tiên tối ưu cần thiết giữa việc thực hiện các mục tiêu dài hạn với các nhiệm vụ ngắn hạn. Bài viết này cố gắng lý giải hai vấn đề nêu trên, góp thêm ý kiến vào việc dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam trong một vài năm tới. Câu hỏi trung tâm hiện nay là: năm 2010, nền kinh tế nước ta có cần triển khai tiếp gói kích cầu thứ hai hay không? Để trả lời câu hỏi này, cần chú ý đến một số vấn đề sau: Thứ nhất, giống như khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á 1997-1999, xu hướng suy giảm tăng trưởng và bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam khi chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này đã bộc lộ từ trước khi cuộc khủng hoảng thực sự tác động vào nền kinh tế nước ta (xem đồ thị). Nhận định này hàm ý rằng tình trạng khó khăn của nền kinh tế năm 2009 có căn nguyên ở sự yếu kém nội tại chứ không phải bắt nguồn chủ yếu từ tác động tiêu cực bên ngoài. Khủng hoảng bên ngoài gây tác động tiêu cực không nhỏ cho nền kinh tế vốn có độ mở cửa lớn và dễ bị tổn thương của Việt Nam. Tuy nhiên, nó không quyết định tình trạng đó mà chỉ đóng vai trò làm nghiêm trọng hơn tình hình vốn đã nghiêm trọng do các điểm yếu cơ cấu tồn tích bên trong gây ra. Thứ hai, thực tế cho thấy dù bị suy yếu nhiều sau hai năm (2007-2008) chống chọi với suy giảm tăng trưởng và bất ổn vĩ mô nghiêm trọng, nền kinh tế nước ta vẫn tỏ ra có một năng lực chống đỡ kỳ lạ trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu tầm cỡ “trăm năm có một”. Dưới tác động mạnh của khủng hoảng, quá trình suy giảm tăng trưởng không kéo dài và không quá nghiêm trọng, sự phục hồi tốc độ đến nhanh, ngay từ trước khi các gói kích cầu được triển khai trên thực tế (1). Tính chung 9 tháng đầu năm 2009, GDP đã tăng 4,6%. Có cơ sở để dự báo GDP cả năm 2009 sẽ đạt 5% hoặc hơn, tức là cao hơn mức tăng trưởng “đáy” 4,77% của năm 1999, mặc dù cuộc khủng hoảng lần này được coi là tồi tệ hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1999 (2). Thực tế này cung cấp một luận cứ quan trọng để xác nhận, một là tính chính xác của các dự báo và đánh giá mức độ tác động khủng hoảng đến nền kinh tế nước ta và mức độ trầm trọng của tình hình đưa ra cuối năm 2008, đầu năm 2009 “nặng” và bi quan hơn so với thực tế (3); hai là vai trò đích thực của gói kích cầu đã được triển khai rất quan trọng nhưng không lớn đến mức như dự tính. Thứ ba, khi phân tích cơ cấu gói kích cầu, làm rõ tác động thực của các cấu phần cụ thể của nó, tính xác đáng của nhận định trên càng lộ rõ. Xét theo tính chất (nội dung), có thể phân gói kích cầu tổng đã triển khai (gói kích cầu 1) thành 4 cấu phần (4 gói nhỏ). Một là, gói hỗ trợ lãi suất 4% (17.000 tỷ VND); Hai là, gói hỗ trợ tiêu dùng (hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết, mỗi hộ nghèo 1 triệu VND; miễn thuế thu nhập cá nhân); Ba là, gói hỗ trợ đầu tư (giảm, miễn, hoãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp Việt Nam, cho nông dân vay không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất nông nghiệp). Bốn là, đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản (kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên, khu chung cư cho người thu nhập thấp,...). Trong 4 gói này, gói 4 là gói lớn nhất hầu như chưa triển khai được gì do nguồn vốn không có (phát hành trái phiếu không thành công), do tính chất dài hạn của loại hình đầu tư khó phù hợp với tiêu chí kích cầu (kịp thời) trong điều kiện năng lực triển khai kích cầu của bộ máy rất có hạn. Hai gói 2 và 3 được triển khai, ít nhiều có tác động tích cực, nhưng lan toả không mạnh. Trong số đó, có những gói cụ thể hầu như không có tác dụng, thậm chí gây phản ứng ngược (gói cho nông dân vay mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp không tính lãi suất). Có thể nói tác động mạnh nhất của gói kích cầu 1 tập trung ở gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4%. Tuy nhiên, xét về thực chất, đây là gói “giải cứu” chứ không phải là gói kích cầu. Gói này đã giải thoát nhiều doanh nghiệp khỏi tình trạng “ách tắc” lưu thông vốn do gánh nặng nợ xấu (nợ không trả được do lãi suất vay quá cao năm 2008). Kích hoạt nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp và ngân hàng thoát khỏi “điểm chết”, gói kích cầu này đã hoàn thành sứ mệnh “giải cứu” nền kinh tế. Sự phân tích trên cho thấy trong giai đoạn vừa qua, để nền kinh tế ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển vọng kinh tế nhìn từ gói kích cầu Triển vọng kinh tế nhìn từ gói kích cầuMột trong những cơ sở quan trọng nhất để dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2010 và dài hạn hơn sau đó là xác định khả năng phản ứng chính sách của Chính phủ trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn đang trong tình trạng bất định cao, nhiều rủi ro và khó dự báo. Dự báo triển vọng kinh tế năm 2010 tại thời điểm hiện nay thật sự là một công việc có phần mạo hiểm, cho dù triển vọng phục hồi đã bộc lộ khá rõ và trong thời gian gần đây, cách thức điều hành chính sách của Chính phủ đã mang tính hệ thống, bài bản và linh hoạt hơn. Nếu không xét đến tác động bất thường của các yếu tố bên ngoài, sự “mạo hiểm” của công việc dự báo bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính. Một là, cho đến nay (dù đã hết quý III), định hướng triển khai tiếp phần đa số còn lại của gói kích cầu 8 tỷ USD dự định (còn gọi là gói kích cầu thứ hai) vẫn chưa được xác định (có cần triển khai tiếp hay không). Theo logic, chắc chắn rằng triển vọng tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô (nhất là triển vọng ổn định) của năm 2010 và cả những năm sau đó tùy thuộc rất lớn vào quyết định này. Hai là, trong giai đoạn tới, sự lựa chọn ưu tiên giữa các mục tiêu cải cách dài hạn (tập trung cho nhiệm vụ tái cơ cấu nhằm khắc phục các điểm yếu cơ cấu, giải toả các “nút thắt“ tăng trưởng) hay mục tiêu khôi phục kinh tế ngắn hạn trước mắt, giúp cân bằng lại tình hình vẫn đang là chủ đề thảo luận trong giới nghiên cứu học thuật và cả giới hoạch định chính sách. Vẫn chưa có định hướng ưu tiên chính thức rõ ràng cho việc giải quyết hai nhiệm vụ có tính “tranh chấp nguồn lực” này. Theo lập luận đó, để xác lập căn cứ dự báo, cần phân tích tính hiện thực hợp lý của gói kích cầu thứ hai, đồng thời, làm rõ tương quan ưu tiên tối ưu cần thiết giữa việc thực hiện các mục tiêu dài hạn với các nhiệm vụ ngắn hạn. Bài viết này cố gắng lý giải hai vấn đề nêu trên, góp thêm ý kiến vào việc dự báo triển vọng kinh tế Việt Nam trong một vài năm tới. Câu hỏi trung tâm hiện nay là: năm 2010, nền kinh tế nước ta có cần triển khai tiếp gói kích cầu thứ hai hay không? Để trả lời câu hỏi này, cần chú ý đến một số vấn đề sau: Thứ nhất, giống như khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á 1997-1999, xu hướng suy giảm tăng trưởng và bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam khi chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này đã bộc lộ từ trước khi cuộc khủng hoảng thực sự tác động vào nền kinh tế nước ta (xem đồ thị). Nhận định này hàm ý rằng tình trạng khó khăn của nền kinh tế năm 2009 có căn nguyên ở sự yếu kém nội tại chứ không phải bắt nguồn chủ yếu từ tác động tiêu cực bên ngoài. Khủng hoảng bên ngoài gây tác động tiêu cực không nhỏ cho nền kinh tế vốn có độ mở cửa lớn và dễ bị tổn thương của Việt Nam. Tuy nhiên, nó không quyết định tình trạng đó mà chỉ đóng vai trò làm nghiêm trọng hơn tình hình vốn đã nghiêm trọng do các điểm yếu cơ cấu tồn tích bên trong gây ra. Thứ hai, thực tế cho thấy dù bị suy yếu nhiều sau hai năm (2007-2008) chống chọi với suy giảm tăng trưởng và bất ổn vĩ mô nghiêm trọng, nền kinh tế nước ta vẫn tỏ ra có một năng lực chống đỡ kỳ lạ trước tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng toàn cầu tầm cỡ “trăm năm có một”. Dưới tác động mạnh của khủng hoảng, quá trình suy giảm tăng trưởng không kéo dài và không quá nghiêm trọng, sự phục hồi tốc độ đến nhanh, ngay từ trước khi các gói kích cầu được triển khai trên thực tế (1). Tính chung 9 tháng đầu năm 2009, GDP đã tăng 4,6%. Có cơ sở để dự báo GDP cả năm 2009 sẽ đạt 5% hoặc hơn, tức là cao hơn mức tăng trưởng “đáy” 4,77% của năm 1999, mặc dù cuộc khủng hoảng lần này được coi là tồi tệ hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á 1997-1999 (2). Thực tế này cung cấp một luận cứ quan trọng để xác nhận, một là tính chính xác của các dự báo và đánh giá mức độ tác động khủng hoảng đến nền kinh tế nước ta và mức độ trầm trọng của tình hình đưa ra cuối năm 2008, đầu năm 2009 “nặng” và bi quan hơn so với thực tế (3); hai là vai trò đích thực của gói kích cầu đã được triển khai rất quan trọng nhưng không lớn đến mức như dự tính. Thứ ba, khi phân tích cơ cấu gói kích cầu, làm rõ tác động thực của các cấu phần cụ thể của nó, tính xác đáng của nhận định trên càng lộ rõ. Xét theo tính chất (nội dung), có thể phân gói kích cầu tổng đã triển khai (gói kích cầu 1) thành 4 cấu phần (4 gói nhỏ). Một là, gói hỗ trợ lãi suất 4% (17.000 tỷ VND); Hai là, gói hỗ trợ tiêu dùng (hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết, mỗi hộ nghèo 1 triệu VND; miễn thuế thu nhập cá nhân); Ba là, gói hỗ trợ đầu tư (giảm, miễn, hoãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp Việt Nam, cho nông dân vay không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất nông nghiệp). Bốn là, đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản (kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên, khu chung cư cho người thu nhập thấp,...). Trong 4 gói này, gói 4 là gói lớn nhất hầu như chưa triển khai được gì do nguồn vốn không có (phát hành trái phiếu không thành công), do tính chất dài hạn của loại hình đầu tư khó phù hợp với tiêu chí kích cầu (kịp thời) trong điều kiện năng lực triển khai kích cầu của bộ máy rất có hạn. Hai gói 2 và 3 được triển khai, ít nhiều có tác động tích cực, nhưng lan toả không mạnh. Trong số đó, có những gói cụ thể hầu như không có tác dụng, thậm chí gây phản ứng ngược (gói cho nông dân vay mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp không tính lãi suất). Có thể nói tác động mạnh nhất của gói kích cầu 1 tập trung ở gói cho vay hỗ trợ lãi suất 4%. Tuy nhiên, xét về thực chất, đây là gói “giải cứu” chứ không phải là gói kích cầu. Gói này đã giải thoát nhiều doanh nghiệp khỏi tình trạng “ách tắc” lưu thông vốn do gánh nặng nợ xấu (nợ không trả được do lãi suất vay quá cao năm 2008). Kích hoạt nền kinh tế, giúp các doanh nghiệp và ngân hàng thoát khỏi “điểm chết”, gói kích cầu này đã hoàn thành sứ mệnh “giải cứu” nền kinh tế. Sự phân tích trên cho thấy trong giai đoạn vừa qua, để nền kinh tế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài chính ngân hàng tín dụng kế toán Triển vọng kinh tế nhìn từ gói kích cầuGợi ý tài liệu liên quan:
-
2 trang 503 0 0
-
6 trang 181 0 0
-
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5)
61 trang 151 0 0 -
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 2- HÀNG TỒN KHO
6 trang 129 0 0 -
Đề tài: Thực trạng thanh toán tiền măt ở nước ta
9 trang 114 0 0 -
112 trang 105 0 0
-
Phân tích cơ bản - vàng và ngoại tệ
42 trang 91 0 0 -
Kế toán thực chứng: Hướng đúng phát triển ngành kế toán Việt Nam?
11 trang 89 0 0 -
Không ưu đãi thuế, quỹ mở phải… khép
3 trang 79 0 0 -
TÀI KHOẢN 515 DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
6 trang 76 0 0