Triển vọng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022 và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 601.14 KB
Lượt xem: 28
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021. Trên cơ sở nhận diện những thách thức và cơ hội đối với thị trường bảo hiểm trong nước, nhóm tác giả trình bày triển vọng thị trường trong năm 2022.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển vọng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022 và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM ThS. Nguyễn Toàn Trí Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ThS. Dương Thị Mộng Thường Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021. Trên cơ sở nhận diện những thách thức và cơ hội đối với thị trường bảo hiểm trong nước, nhóm tác giả trình bày triển vọng thị trường trong năm 2022. Ngoài ra, bài viết còn đề xuất một số gợi ý chính sách phát triển thị trường bảo hiểm đối với Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) Việt Nam. Từ khóa: Dịch COVID-19, thị trường bảo hiểm, Bancassurance 1. Đặt vấn đề Hiện nay, bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụ có đóng góp to lớn trong nền kinh tế. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã và đang từng bước chứng tỏ được vai trò quan trọng trong đời sống con người cũng như có tác động đến các lĩnh vực, ngành nghề khác trong xã hội. Theo các kết quả thống kê, mức đóng góp của doanh thu phí bảo hiểm chiếm 3,07% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Trong tương lai, tỷ lệ này còn có thể tăng cao hơn nữa do tiềm năng thị trường chưa được khai thác hết. Thông qua quan sát số liệu, nhóm tác giả thấy rằng, tỷ lệ tăng trưởng của ngành Bảo hiểm trong nhiều năm trở lại đây tăng rất ấn tượng. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, tốc độ tăng trưởng của ngành có chững lại. Với mong muốn đánh giá thị trường bảo hiểm một cách toàn diện, nhóm tác giả sẽ trình bày bức tranh thị trường bảo hiểm năm 2021, lý giải nguyên nhân vì sao tốc độ tăng trưởng chững lại cũng như phác thảo xu hướng thị trường năm 2022; đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước và các DNBH. 2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021 2.1. Đánh giá mức độ tăng trưởng Năm 2021, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại. Theo báo cáo từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 123 tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường của năm 2021 đạt 217.338 tỷ đồng, tăng 16,71% so với cùng kỳ năm trước. Hình 1. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 2017 - 2021 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 2017 2018 2019 2020 2021 BH phi nhân thọ BH nhâ n thọ Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các tác giả tổng hợp Ở mảng bảo hiểm phi nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 57.880 tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 2020. Dẫn đầu thị phần là Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, chiếm 15,48%; Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI), Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh, Tổng Công ty Bảo hiểm PJICO lần lượt chiếm 14,45%; 10,02%; 7,64% và 5,53%. Về nghiệp vụ bảo hiểm, bảo hiểm xe cơ giới đạt 16.196 tỷ đồng trong tổng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu bảo hiểm sức khỏe đạt 18.021 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2020. Bảo hiểm tài sản thiệt hại đạt doanh thu 7.684 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu bảo hiểm cháy, nổ đạt 7.470 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong năm qua, mảng bảo hiểm phi nhân thọ đã có sự giảm tốc so với những năm trước. Nguyên nhân là do đợt bùng phát lần thứ tư của dịch bệnh kéo dài, các khu vực kinh tế trọng điểm trên cả nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này khiến cho các nghiệp vụ bảo hiểm chiếm tỷ trọng cao trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ cũng bị ảnh hưởng rất đáng kể. Chẳng hạn, bảo hiểm sức khỏe chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, còn bảo hiểm xe cơ giới lại giảm mạnh. 124 Hình 2. Tỷ trọng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ theo nghiệp vụ năm 2021 Bảo hiểm sức khỏe Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm tài sản thiệt hại Bảo hiểm cháy nổ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu Các nghiệp vụ bảo hiểm khác Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các tác giả tổng hợp Ở mảng bảo hiểm nhân thọ, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 159.458 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới đạt 49.549 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020. Hình 3. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới giai đoạn 2017 - 2021 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 2017 2018 2019 2020 2021 Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, các tác giả tổng hợp Có thể thấy rằng, mảng bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trên 20% trong nhiều năm liên tục. Tuy nhiên, trong hai năm (2020 - 2021), mức tăng tr ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triển vọng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022 và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM ThS. Nguyễn Toàn Trí Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ThS. Dương Thị Mộng Thường Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021. Trên cơ sở nhận diện những thách thức và cơ hội đối với thị trường bảo hiểm trong nước, nhóm tác giả trình bày triển vọng thị trường trong năm 2022. Ngoài ra, bài viết còn đề xuất một số gợi ý chính sách phát triển thị trường bảo hiểm đối với Nhà nước và các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) Việt Nam. Từ khóa: Dịch COVID-19, thị trường bảo hiểm, Bancassurance 1. Đặt vấn đề Hiện nay, bảo hiểm là một trong những ngành dịch vụ có đóng góp to lớn trong nền kinh tế. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã và đang từng bước chứng tỏ được vai trò quan trọng trong đời sống con người cũng như có tác động đến các lĩnh vực, ngành nghề khác trong xã hội. Theo các kết quả thống kê, mức đóng góp của doanh thu phí bảo hiểm chiếm 3,07% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Trong tương lai, tỷ lệ này còn có thể tăng cao hơn nữa do tiềm năng thị trường chưa được khai thác hết. Thông qua quan sát số liệu, nhóm tác giả thấy rằng, tỷ lệ tăng trưởng của ngành Bảo hiểm trong nhiều năm trở lại đây tăng rất ấn tượng. Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra, tốc độ tăng trưởng của ngành có chững lại. Với mong muốn đánh giá thị trường bảo hiểm một cách toàn diện, nhóm tác giả sẽ trình bày bức tranh thị trường bảo hiểm năm 2021, lý giải nguyên nhân vì sao tốc độ tăng trưởng chững lại cũng như phác thảo xu hướng thị trường năm 2022; đồng thời, nhóm tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước và các DNBH. 2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021 2.1. Đánh giá mức độ tăng trưởng Năm 2021, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng tích cực trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại. Theo báo cáo từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, 123 tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường của năm 2021 đạt 217.338 tỷ đồng, tăng 16,71% so với cùng kỳ năm trước. Hình 1. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 2017 - 2021 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 2017 2018 2019 2020 2021 BH phi nhân thọ BH nhâ n thọ Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các tác giả tổng hợp Ở mảng bảo hiểm phi nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 57.880 tỷ đồng, tăng 3,9% so với năm 2020. Dẫn đầu thị phần là Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, chiếm 15,48%; Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI), Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh, Tổng Công ty Bảo hiểm PJICO lần lượt chiếm 14,45%; 10,02%; 7,64% và 5,53%. Về nghiệp vụ bảo hiểm, bảo hiểm xe cơ giới đạt 16.196 tỷ đồng trong tổng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu bảo hiểm sức khỏe đạt 18.021 tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2020. Bảo hiểm tài sản thiệt hại đạt doanh thu 7.684 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu bảo hiểm cháy, nổ đạt 7.470 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trong năm qua, mảng bảo hiểm phi nhân thọ đã có sự giảm tốc so với những năm trước. Nguyên nhân là do đợt bùng phát lần thứ tư của dịch bệnh kéo dài, các khu vực kinh tế trọng điểm trên cả nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này khiến cho các nghiệp vụ bảo hiểm chiếm tỷ trọng cao trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ cũng bị ảnh hưởng rất đáng kể. Chẳng hạn, bảo hiểm sức khỏe chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, còn bảo hiểm xe cơ giới lại giảm mạnh. 124 Hình 2. Tỷ trọng doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ theo nghiệp vụ năm 2021 Bảo hiểm sức khỏe Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm tài sản thiệt hại Bảo hiểm cháy nổ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu Các nghiệp vụ bảo hiểm khác Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, các tác giả tổng hợp Ở mảng bảo hiểm nhân thọ, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 159.458 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới đạt 49.549 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020. Hình 3. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới giai đoạn 2017 - 2021 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000 0 2017 2018 2019 2020 2021 Nguồn: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, các tác giả tổng hợp Có thể thấy rằng, mảng bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trên 20% trong nhiều năm liên tục. Tuy nhiên, trong hai năm (2020 - 2021), mức tăng tr ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Triển vọng thị trường bảo hiểm Phát triển thị trường bảo hiểm Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2021 Bảo hiểm phi nhân thọ Doanh thu phí bảo hiểm khai thácTài liệu liên quan:
-
32 trang 199 0 0
-
Đề thi kết thúc học phần môn Bảo hiểm - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
6 trang 129 0 0 -
3 trang 60 0 0
-
308 trang 53 0 0
-
Giáo trình Kinh tế bảo hiểm: Phần 2 - TS. Phạm Thị Định
161 trang 51 0 0 -
Ngành bảo hiểm Việt Nam: Những thách thức trong thời kỳ hội nhập
16 trang 42 0 0 -
Bài giảng Bảo hiểm: Chương 4 - Đặng Bửu Kiếm
25 trang 42 0 0 -
114 trang 37 0 0
-
Vai trò của bảo hiểm đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
8 trang 36 0 0 -
152 trang 35 0 0