Danh mục

Triết học Lịch sử phương đông: Phần 2

Số trang: 68      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.34 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của Tài liệu Tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử triết học phương đông do TS Trần Thị Huyền biên soạn có nội dung giúp người học nắm được một số kiến thức về tam giáo đồng nguyên và ảnh hưởng của nó với văn hóa, hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của Triết học Trung Quốc, Triết học duy tâm của Đồng Trọng Thư, Triết học của Dương Hùng và Hoàn Đàm,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết học Lịch sử phương đông: Phần 2 32. Hàn Phi và nội dung tư tưởng Pháp gia Hàn Phi Tử (khoảng 280 - 233 tr. CN) là một vị công tử vương thất nhà Hàn ở miền Tây tỉnh Hà Nam bây giờ. Thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc xã hội Trung Hoa đang chuyển từ hình thái xã hội suy tàn sang hình thái xã hội phong kiến, làm trật tự cương thường xã hội, đạo đức suy đồi. Để cải biến xã hội ấy, nếu Nho gia chủ trương nhân trị, Mặc gia lấy kiêm ái, Đạo gia chủ trương sống theo đạo tự nhiên vô vi để trị nước, thì Pháp gia với những căn cứ lí luận và lịch sử của mình, đã coi hình pháp là công cụ quan trọng cho sự ổn định phát triển xã hội và củng cố chế độ chuyên chế phong kiến ở Trung Quốc. Kế thừa và phát huy quan điểm duy vật về tự nhiên của Lão Tử, Hàn Phi Tử đã giải thích sự phát sinh và phát triển của vạn vật đều tự có cái lý của nó. Trong đó, đạo là quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn tồn tại là không thay đổi ; những cái lí là sự biểu hiện khác nhau của đạo trong mỗi sự vật cụ thể là bất thường luôn biến hoá và phát triển. Theo quan điểm ấy, ông không những yêu cầu mọi người dựa trên quy luật khách quan của sự vật để hành động mà còn cho hành động con người phải thay đổi tuỳ theo sự biến hoá của lí, chống chủ nghĩa thủ cựu, cố chấp và bảo thủ. Căn cứ vào học thuyết đạo và lí, Hàn Phi cho rằng, phép trị nước không thể viện dẫn theo đạo đức và phương pháp của cổ nhân như Nho gia, Mặc gia và Lão giáo chủ trương. Theo ông, khi lí đã thay đổi thì phương pháp trị nước, cải cách chế độ xã hội có tính tất yếu, đó là pháp trị. Không những thế, trên quan điểm duy vật, ông thừa nhận rằng tự nhiên không có ý chí ; ý muốn chủ quan của con người cũng không thể sửa đổi được quy luật của tự nhiên ; vận mệnh con người là do con người tự quyết định. Với tư tưởng ấy, ông đã kịch liệt phê phán những học thuyết thần bí tôn giáo đương thời. Ông cho rằng, sự vận hành của thiên thể không thể quyết định được điều hoạ phúc của con người mà không có gì chứng thực là có quỷ thần. Người cai trị mê tín quỷ thần tất nhiên sẽ thất bại. Kiên quyết phủ nhận lí luận chính trị thần quyền, Hàn Phi cũng căn cứ vào hoàn cảnh sinh hoạt của con người để giải thích nguồn gốc sinh ra quỷ thần. Theo ông, trong đời sống, con người gặp phải tai nạn và rủi ro không thể giải quyết được nên mới tin quỷ thần, nếu con người không sinh bệnh tật, không bị tai hoạ, ra sức làm việc và tiết kiệm tiền của, quỷ thần sẽ không thể làm rối loạn được tinh thần của con người. Với những tư tưởng ấy, Hàn Phi được coi là nhà vô thần luận nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại. Về lịch sử, Hàn Phi cho rằng, lịch sử xã hội loài người luôn luôn biến đổi, từ trước đến nay không có chế độ xã hội nào vĩnh viễn tồn tại. Hàn Phi đã phân chia quá trình lịch sử ra làm ba thời kì, mỗi thời kì lịch sử đó có những đặc điểm và tập quán xã hội riêng, ứng với trình độ phát 71 triển nhất định của sức sản xuất và văn minh xã hội. Thời thượng cổ, con người biết lấy cây làm nhà và phát minh ra lửa để nấu chín thức ăn. Thời trung cổ con người đã biết trị thuỷ, khắc phục thiên tai. Thời cận cổ bắt đầu xuất hiện giai cấp và xảy ra các cuộc chinh phạt lẫn nhau. Hàn Phi cho rằng, động lực căn bản quyết định sự biến đổi của lịch sử là do sự thay đổi dân số và của cải xã hội nhiều ít : Thời Nguyên thuỷ, đàn ông không cần cày cấy, để duy trì sự sống đã có đủ hoa quả hoang dại để ăn ; đàn bà không cần dệt vải vì đã có lông chim, da thú đủ mặc. Lúc đó số người thì rất ít mà tài sản thì có thừa. Vì vậy, nhân dân không phải dùng hình phạt nặng, mà dân tự nhiên an trị. Ngày nay, người thì đông mà của cải ít, mọi người phải làm việc vất vả mà vẫn không đủ ăn. Khi ấy mới sinh ra cướp giật, chiến tranh và xuất hiện chế độ hình phạt để ngăn ngừa hành vi tranh đoạt lẫn nhau. Do vậy, kẻ thống trị phải căn cứ vào nhu cầu khách quan của lịch sử, tuỳ đặc điểm, hoàn cảnh thời thế mà lập ra chế độ, đặt chính sách, phương pháp trị nước mới cho thích hợp. Không có một thủ pháp luôn luôn đúng với mọi thời đại. Cho nên, bậc thánh nhân không cốt trau dồi chuyện xưa, không nói theo những nguyên tắc bất biến. Khi bàn việc làm ở đời thì dựa theo tình hình của thời mình mà đặt ra những biện pháp. Theo Hàn Phi : Phép trị dân không cố định, chỉ dùng pháp luật để trị mà thôi. Pháp luật mà biến chuyển được theo với thời đại thì thiên hạ trị... Thời thế thay đổi mà phép trị dân không đổi thì loạn. Đây là quan điểm biểu hiện rõ tính chất duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát về lịch sử và phương pháp trị nước của Hàn Phi. Ông đã xem lợi ích vật chất như là cơ sở của các quan hệ xã hội và hành vi của con người. Tuy Hàn Phi chưa thấy được động lực thực sự của lịch sử, nhưng với cố gắng đi tìm nguyên nhân biến đổi của đời sống xã hội thì đó là một bước tiến dài so với quan điểm duy tâm tôn giáo về lịch sử thời đó. Chống thái độ ngoan cố, thủ cựu trong chính trị, Hàn Phi còn đưa ra lí luận tham nghiệm cho rằng, bất ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: