Danh mục

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN - HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ - 2

Số trang: 49      Loại file: pdf      Dung lượng: 416.02 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Do đó, triết học Mác - Lênin có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc trang bị cho con người thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn chỉ đạo mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Việc tìm hiểu, vận dụng triết học Mác - Lênin chính là tìm hiểu, tiếp thu và vận dụng một thế giới quan khoa học và một phương pháp luận đúng đắn. Điều đó thể hiện ở thái độ khách quan trong đánh giá sự vật, biết tôn trọng sự vật khách quan, cũng như biểu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN - HỆ THỐNG CÂU HỎI – ĐÁP ÁN GỢI MỞ - 2vừa mang tính phương pháp luận. Do đó, triết học Mác - Lênin có vai trò đặc biệt quan trọngđối với việc trang bị cho con người thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn chỉ đạomọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Việc tìm hiểu, vận dụng triết họcMác - Lênin chính là tìm hiểu, tiếp thu và vận dụng một thế giới quan khoa học và mộtphương pháp luận đúng đắn. Điều đó thể hiện ở thái độ khách quan trong đánh giá sự vật,biết tôn trọng sự vật khách quan, cũng như biểu hiện ở một phương pháp tư duy biệnchứng, xem xét, đối xử với sự vật một cách linh hoạt, mềm dẻo. Nói cách khác, việc bồidưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng trong quá trình nhận thức vàvận dụng triết học Mác - Lênin chính là mục đích và cũng là kết quả cao nhất để có thểtránh rơi vào chủ nghĩa chủ quan và phương pháp tư duy siêu hình. - Với tư cách là cơ sở thế giới quan và cơ sở phương pháp luận phổ biến, triết họcMác - Lênin có mối quan hệ hữu cơ với các bộ môn khoa học cụ thể. Nó vừa là kết quả củasự tổng kết, khái quát các thành tựu của khoa học cụ thể lại vừa là cơ sở thế giới quan vàphương pháp luận phổ biến đúng đắn cho sự phát triển của các khoa học cụ thể. Vì vậy,việc hợp tác chặt chẽ giữa triết học Mác - Lênin và các khoa học cụ thể là đòi hỏi tất yếu Page 50 of 487khách quan đối với sự phát triển của cả hai phía. Nhà bác học vĩ đại của thế kỷ XXA.Anhxtanh đã khẳng định: “Các khái quát hóa triết học cần phải dựa trên các kết quả khoahọc. Tuy nhiên, một khi đã xuất hiện và được truyền bá rộng rãi, chúng thường ảnh hưởngđến sự phát triển của tư tưởng khoa học khi chúng chỉ ra một trong rất nhiều phương phápphát triển có thể có” (6). Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại làm nảysinh nhiều vấn đề mới, một mặt đòi hỏi triết học Mác - Lênin phải có sự tổng kết, khái quátkịp thời, mặt khác đòi hỏi khoa học cụ thể phải đứng vững trên lập trường thế giới quanduy vật biện chứng và phương pháp tư duy biện chứng duy vật của triết học Mác - Lênin. - Trong thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệhiện đại, thế giới cũng có sự thay đổi vô cùng sâu sắc. Để có thể đạt được mục tiêu tiến bộxã hội do thời đại đặt ra, đòi hỏi con người phải được trang bị một thế giới quan khoa họcvững chắc và năng lực tư duy sáng tạo. Việc nắm vững triết học Mác - Lênin sẽ giúp chúngta tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trị cũng như năng lực tư duy sáng tạo của6() A. Anhxtanh và Inphendơ, Sự phát triển của vật lý học, Mátxcơva, 1965, tr. 58 (tiếng Nga) Page 51 of 487mình. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng CNXH nói chung, công cuộcđổi mới đất nước hiện nay nói riêng. Câu 5: Vì sao sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử và là một cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học?1. Triết học Mác ra đời vào những năm 40 thế kỷ XIX Sự ra đời của triết học Mác là một tất yếu lịch sử vì nó chính là một sản phẩm lý luậncủa sự phát triển lịch sử nhân loại xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX với những điều kiện, tiềnđề khách quan của nó. a) Điều kiện kinh tế - xã hội + Sự củng cố và phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất TBCN trong điều kiệncách mạng công nghiệp. Vào những năm 30 - 40 thế kỷ XIX, dưới ảnh hưởng cuộc cáchmạng công nghiệp, phương thức sản xuất TBCN đã thực sự đi vào giai đoạn phát triển mớivà trở thành lực lượng kinh tế thống trị ở các nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức. Phươngthức sản xuất TBCN phát triển thể hiện tính hơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất Page 52 of 487phong kiến trong việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đồng thời làm cho những mâuthuẫn xã hội càng ngày càng gay gắt hơn. Xung đột giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ởcác nước này đã trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt. + Trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản trong cácnước tư bản này, biểu hiện ở phong trào cộng sản những năm 30 - 40 thế kỷ XIX ngày càngphát triển và trở nên chín mùi. Giai cấp vô sản châu Âu dần dần trưởng thành và trở thànhmột lực lượng chính trị - xã hội độc lập trên vũ đài lịch sử. + Sự ra đời giai cấp vô sản cách mạng và sự phát triển mạnh mẽ phong trào công nhânđã tạo cơ sở xã hội cho sự ra đời lý luận tiến bộ và cách mạng của C.Mác và Ph.Angghen,trong đó, triết học Mác là hạt nhân, lý luận chung của nó. Chính sự ra đời của lý luận này đãlý giải một cách khoa học về sự xung đột không thể điều hòa giữa tư bản và lao động, về sứmệnh lịch sử vĩ đại của giai cấp vô sản cách mạng đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Có thể nói, sự ra đời triết học Mác chính là sự phản ánh, đồng thời đáp ứng nhu cầu, đòihỏi về mặt lý luận của thực tiễn xã hội nói chung, nhất là thực tiễn cách mạng của vô sản ởgiai đoạn 30-40 thế kỷ XIX nói riêng. Page 53 of 487 b) Tiền đề lý luận Sự ra đời triết học Mác không chỉ là sản phẩm tất yếu của những điều kiện kinh tế - xãhội của xã hội TBCN giữa thế kỷ XIX mà còn là sản phẩm tất yếu của sự phát triển hợp quiluật của lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Mác ra đời là một sự kế thừa biện chứngnhững học thuyết, lý luận trước kia mà trực tiếp và rõ nét nhất là triết học cổ điển Đức,kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp hồi thế kỷ XIX. + Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Hêghen và của Phoiơbắc, là nguồngốc lý luận trực tiếp của triết học Mác. Đối với triết học của Hêghen, một mặt C.Mác vàPh.Ănghgen phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học này, mặt khác hai ông đá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: