triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 2
Số trang: 32
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.30 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khái lược lịch sử triết học trước Mác tử của Đêmôcrít. Các hiện tượng của tự nhiên bị ông quy thành những quan hệ toán học. Đạo đức học của Platôn được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết về linh hồn bất tử là một hình thức của lý luận tôn giáo, là bộ phận quan trọng nhất của ý thức tư tưởng của tầng lớp chủ nô quý tộc. * Là kẻ thù chính trị của chế độ dân chủ chủ nô Aten, Platôn coi “chế độ quý tộc” tức là chế độ nhà nước của tầng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 2Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chương 2: Khái lược lịch sử triết học trước Mác tử của Đêmôcrít. Các hiện tượng của tự nhiên bị ông quy thành những quan hệ toán học. Đạo đức học của Platôn được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết về linh hồn bất tử là một hình thức của lý luận tôn giáo, là bộ phận quan trọng nhất của ý thức tư tưởng của tầng lớp chủ nô quý tộc. * Là kẻ thù chính trị của chế độ dân chủ chủ nô Aten, Platôn coi “chế độ quý tộc” tức là chế độ nhà nước của tầng lớp chủ nô thượng lưu là “nhà nước lý tưởng”. d. Arixtốt (384 - 322 tr.CN) Arixtốt là đại biểu cho trí tụê bách khoa của Hy Lạp cổ đại. C.Mác gọi Arixtốt là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại; Ph.Ăngghen coi Arixtốt là khối óc bách khoa nhất trong số những nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Arixtốt đã nghiên cứu triết học, lôgic học, khoa học tự nhiên, sử học, chính trị học, mỹ học…. * Sự phê phán của Arixtốt đối với Platôn là một đóng góp quan trọng trong lịch sử triết học. Arixtốt đã đề ra một loạt luận điểm quan trọng phản bác lại chủ nghĩa duy tâm của Platôn. Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất; giới tự nhiên là toàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi. Do đó, muốn giải thích thế giới vận động, biến đổi thì không cần đến những ý niệm của Platôn. Khi phê phán Platôn, Arixtốt đã chống lại những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy tâm nói chung, nhưng học thuyết đó của ông cũng chưa vượt qua được những tư tưởng thần học và mục đích luận. Do đó, nó mâu thuẫn với tất cả những tiến bộ trong “khoa học bách khoa” của ông, gần gũi với “đường lối Platôn” và bộc lộ rõ chủ nghĩa duy tâm. Nhận định về sự do dự của Arixtốt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm giải thích tính chất duy tâm trong học thuyết của Arixtốt, V.I.Lênin viết: “Đương nhiên, đó là chủ nghĩa duy tâm, nhưng một chủ nghĩa duy tâm khách quan hơn, xa xôi hơn và chung hơn so với chủ nghĩa duy tâm của Platôn, và do đó, trong triết học tự nhiên, nó thông thường là = chủ nghĩa duy vật”. Ở Arixtốt, chủ nghĩa duy tâm không phải là một hệ thống như ở Platôn mà chỉ một số quan niệm duy tâm tự mâu thuẫn với xu hướng duy vật trong triết học về tự nhiên của ông. Nhận thức luận của Arixtốt có vai trò to lớn trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Bác bỏ thế giới “ý niệm” của Platôn, Arixtốt thừa nhận thế giới vật chất là đối tượng thực tế của nhận thức, là nguồn gốc của cảm giác. Cảm giác luận và kinh nghiệm luận trong lý luận về nhận thức của Arixtốt đối lập với thuyết “Hồi tưởng” duy tâm của Platôn. Nếu Platôn coi nguồn gốc duy nhất của hiểu biết là do linh hồn bất tử nhớ lại thế giới “ý niệm”, thì Arixtốt cho rằng không ai cảm giác là không nhận thức và không hiểu biết gì hết. Ở điểm này, Arixtốt là nhà cảm giác luận duy vật. Arixtốt đã nghiên cứu một cách sâu sắc những vấn đề của phép biện chứng và lôgic học. Phép biện chứng của ông thể hiện rõ trong cách giải thích cái chung và cái riêng. Nếu như Platôn coi “ý niệm” với tính cách là cái chung hoàn toàn tách rời khỏi sự vật với tính cách là cái riêng, thì Arixtốt lại đặt cái chung trong sự thống nhất với cái riêng. Arixtốt người đặt nền móng cho lôgic học (khoa học về những quy luật và những hình thức của tư duy). Lần đầu tiên ông đưa tư duy trở thành đối tượng nghiên cứu của một môn khoa học. Đó là khoa học lôgic. Lôgic hình thức của Arixtốt đã nêu ra những phương pháp cơ bản của việc xây dựng các khái niệm, phán đoán suy lý tam đoạn thức và chứng minh. Ông cũng là người đầu tiên nêu các quy luật cơ bản của lôgic học hình thức: “quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn lôgic và quy luật gạt bỏ cái thứ ba”. 34Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chương 2: Khái lược lịch sử triết học trước Mác Như vậy, lịch sử triết học cổ đại Hy Lạp là lịch sử hình thành và phát triển thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Nét nổi bật của chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại là tính chất mộc mạc, thô sơ. Nó khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan không phải do thần thánh hoặc một lực lượng siêu nhiên nào tạo nên. Thế giới vật chất xuất hiện từ vật chất, từ những nguyên thể vật chất đầu tiên như nước, lửa, không khí, nguyên tử,…Song, do trình độ còn thấp của khoa học nên các nhà triết học duy vật đương thời chỉ có thể quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên và phỏng đoán để rút ra những kết luận triết học. Tuy vậy, quan niệm duy vật thô sơ này đã có tác dụng rất lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 2Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chương 2: Khái lược lịch sử triết học trước Mác tử của Đêmôcrít. Các hiện tượng của tự nhiên bị ông quy thành những quan hệ toán học. Đạo đức học của Platôn được xây dựng dựa trên cơ sở học thuyết về linh hồn bất tử là một hình thức của lý luận tôn giáo, là bộ phận quan trọng nhất của ý thức tư tưởng của tầng lớp chủ nô quý tộc. * Là kẻ thù chính trị của chế độ dân chủ chủ nô Aten, Platôn coi “chế độ quý tộc” tức là chế độ nhà nước của tầng lớp chủ nô thượng lưu là “nhà nước lý tưởng”. d. Arixtốt (384 - 322 tr.CN) Arixtốt là đại biểu cho trí tụê bách khoa của Hy Lạp cổ đại. C.Mác gọi Arixtốt là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ đại; Ph.Ăngghen coi Arixtốt là khối óc bách khoa nhất trong số những nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Arixtốt đã nghiên cứu triết học, lôgic học, khoa học tự nhiên, sử học, chính trị học, mỹ học…. * Sự phê phán của Arixtốt đối với Platôn là một đóng góp quan trọng trong lịch sử triết học. Arixtốt đã đề ra một loạt luận điểm quan trọng phản bác lại chủ nghĩa duy tâm của Platôn. Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất; giới tự nhiên là toàn bộ những sự vật có một bản thể vật chất mãi mãi vận động và biến đổi. Do đó, muốn giải thích thế giới vận động, biến đổi thì không cần đến những ý niệm của Platôn. Khi phê phán Platôn, Arixtốt đã chống lại những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy tâm nói chung, nhưng học thuyết đó của ông cũng chưa vượt qua được những tư tưởng thần học và mục đích luận. Do đó, nó mâu thuẫn với tất cả những tiến bộ trong “khoa học bách khoa” của ông, gần gũi với “đường lối Platôn” và bộc lộ rõ chủ nghĩa duy tâm. Nhận định về sự do dự của Arixtốt giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm giải thích tính chất duy tâm trong học thuyết của Arixtốt, V.I.Lênin viết: “Đương nhiên, đó là chủ nghĩa duy tâm, nhưng một chủ nghĩa duy tâm khách quan hơn, xa xôi hơn và chung hơn so với chủ nghĩa duy tâm của Platôn, và do đó, trong triết học tự nhiên, nó thông thường là = chủ nghĩa duy vật”. Ở Arixtốt, chủ nghĩa duy tâm không phải là một hệ thống như ở Platôn mà chỉ một số quan niệm duy tâm tự mâu thuẫn với xu hướng duy vật trong triết học về tự nhiên của ông. Nhận thức luận của Arixtốt có vai trò to lớn trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. Bác bỏ thế giới “ý niệm” của Platôn, Arixtốt thừa nhận thế giới vật chất là đối tượng thực tế của nhận thức, là nguồn gốc của cảm giác. Cảm giác luận và kinh nghiệm luận trong lý luận về nhận thức của Arixtốt đối lập với thuyết “Hồi tưởng” duy tâm của Platôn. Nếu Platôn coi nguồn gốc duy nhất của hiểu biết là do linh hồn bất tử nhớ lại thế giới “ý niệm”, thì Arixtốt cho rằng không ai cảm giác là không nhận thức và không hiểu biết gì hết. Ở điểm này, Arixtốt là nhà cảm giác luận duy vật. Arixtốt đã nghiên cứu một cách sâu sắc những vấn đề của phép biện chứng và lôgic học. Phép biện chứng của ông thể hiện rõ trong cách giải thích cái chung và cái riêng. Nếu như Platôn coi “ý niệm” với tính cách là cái chung hoàn toàn tách rời khỏi sự vật với tính cách là cái riêng, thì Arixtốt lại đặt cái chung trong sự thống nhất với cái riêng. Arixtốt người đặt nền móng cho lôgic học (khoa học về những quy luật và những hình thức của tư duy). Lần đầu tiên ông đưa tư duy trở thành đối tượng nghiên cứu của một môn khoa học. Đó là khoa học lôgic. Lôgic hình thức của Arixtốt đã nêu ra những phương pháp cơ bản của việc xây dựng các khái niệm, phán đoán suy lý tam đoạn thức và chứng minh. Ông cũng là người đầu tiên nêu các quy luật cơ bản của lôgic học hình thức: “quy luật đồng nhất, quy luật phi mâu thuẫn lôgic và quy luật gạt bỏ cái thứ ba”. 34Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chương 2: Khái lược lịch sử triết học trước Mác Như vậy, lịch sử triết học cổ đại Hy Lạp là lịch sử hình thành và phát triển thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. Nét nổi bật của chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại là tính chất mộc mạc, thô sơ. Nó khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan không phải do thần thánh hoặc một lực lượng siêu nhiên nào tạo nên. Thế giới vật chất xuất hiện từ vật chất, từ những nguyên thể vật chất đầu tiên như nước, lửa, không khí, nguyên tử,…Song, do trình độ còn thấp của khoa học nên các nhà triết học duy vật đương thời chỉ có thể quan sát trực tiếp các hiện tượng tự nhiên và phỏng đoán để rút ra những kết luận triết học. Tuy vậy, quan niệm duy vật thô sơ này đã có tác dụng rất lớn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình tâm lý giáo trình triết học tài liệu học tập kế toán doanh nghiệp luận văn tốt nghiệp giáo trình đại họcTài liệu cùng danh mục:
-
Tài liệu thi Lịch sử Đảng - Trung cấp lý luận chính trị
25 trang 511 13 0 -
40 trang 428 0 0
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 396 0 0 -
Lịch sử thăng trầm 120 năm của chủ nghĩa tư bản (1900-2020): Phần 1
261 trang 352 8 0 -
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 334 1 0 -
14 trang 302 3 0
-
Giáo trình Triết học Mác - Lênin – GS.TS. Phạm Văn Đức
270 trang 300 1 0 -
6 trang 280 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 trang 269 7 0 -
Triết học giáo dục của Karl Jaspers
12 trang 263 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề khảo sát chất lượng môn GDCD năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Mã đề 314
4 trang 0 0 0 -
Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND
7 trang 1 0 0 -
Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND Tỉnh Hà Giang
4 trang 0 0 0 -
30 trang 0 0 0
-
23 trang 1 0 0
-
22 trang 1 0 0
-
22 trang 1 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 2 năm 2021-2022 có đáp án - Trường Tiểu học Song Phượng
3 trang 0 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 - Trường TH&THCS Nguyễn Chí Thanh
15 trang 0 0 0 -
60 trang 0 0 0