triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 6
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
triết học mác - lênin - nguyễn thị hồng vân - 6Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chương 10: Hình thái kinh tế - xã hội Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Khái niệm trình độ của lực lượng sản xuất nói lên khả năng của con người, thông qua việc sử dụng công cụ lao động thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở: Trình độ của công cụ lao động, trình độ của tổ chức lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ phân công lao động. Gắn với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong lịch sử của sản xuất vật chất, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hóa. Khi sản xuất dựa trên trình độ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt đến trình độ cơ khí, hiện đại phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được thể hiện ở hai nội dung cơ bản. 10.2.2.1. Lực lượng sản xuất quyết định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó Một phương thức sản xuất mới ra đời, khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển tất yếu” của lực lượng sản xuất. Nghĩa là trạng thái mà các yếu tố của quan hệ sản xuất “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Như vậy, ở trạng thái phù hợp cả ba mặt của quan hệ sản xuất đạt tới thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất, do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Trong phương thức sản xuất, thì lực lượng sản xuất là nội dung kinh tế kỹ thuật, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất. Nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức. Do vậy, lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. Điều này có thể thấy rõ: trong quá trình sản xuất con người luôn có xu hướng muốn tăng năng suất lao động nhưng lại giảm nhẹ sức lao động, từ đó họ tìm cách cải tạo công cụ sản xuất hiện có, chế tạo công cụ sản xuất mới, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất… Điều đó làm cho lực lượng sản xuất thường xuyên thay đổi, nó có tính cách mạng… Khi lực lượng sản xuất thường xuyên biến đổi, tới một giai đoạn nào đó, lực lượng sản xuất chuyển sang trình độ mới, với tính chất xã hội hóa ở mức cao hơn. Khi đó quan hệ sản xuất lại tương đối ổn định. Lúc đó, quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn sẽ ngày càng gay gắt và đến một lúc nào đó quan hệ sản xuất “trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất”. Sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến việc bằng cách này hay cách khác xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ và thay thế nó bằng một kiểu quan hệ sản xuất mới, phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã thay đổi, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Thay quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là làm cho phương thức sản xuất cũ bị mất đi phương thức sản xuất mới cao hơn ra đời, phát triển. 10.2.2.2. Quan hệ sản xuất tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất Mặc dù lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối, tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. 162Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Chương 10: Hình thái kinh tế - xã hội Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, do đó trong quá trình sản xuất xã hội nó qui định tới: Mục đích nền sản xuất xã hội. Qui định tới khuynh hướng phát triển các nhu cầu về lợi ích vật chất. Qui định hệ thống tính chất quản lý sản xuất, quản lý xã hội. Qui định phương thức sản xuất của cải nhiều hay ít. Qui định khuynh hướng phát triển các công nghệ. Qua sự tác động đó quan hệ sản xuất tác động tới: Thái độ tích cực hay không tích cực của người lao động. Ảnh hưởng tới việc cải tiến, chế tạo công cụ sản xuất. Việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sự tác động đó kìm hãm hay thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Quan hệ sản xuất tác động đến lực lượng sản xuất theo hai hướng: quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất: khi nó lỗi thời, lạc hậu, hoặc “tiên tiến” một cách giả tạo sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thì theo qui luật chung quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phải thông qua việc nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình tâm lý giáo trình triết học tài liệu học tập kế toán doanh nghiệp luận văn tốt nghiệp giáo trình đại họcTài liệu cùng danh mục:
-
Tài liệu thi Lịch sử Đảng - Trung cấp lý luận chính trị
25 trang 511 13 0 -
40 trang 426 0 0
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 396 0 0 -
Lịch sử thăng trầm 120 năm của chủ nghĩa tư bản (1900-2020): Phần 1
261 trang 352 8 0 -
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 334 1 0 -
14 trang 302 3 0
-
Giáo trình Triết học Mác - Lênin – GS.TS. Phạm Văn Đức
270 trang 300 1 0 -
6 trang 280 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 trang 269 7 0 -
Triết học giáo dục của Karl Jaspers
12 trang 263 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0