Triết Học -Nguyên Lý Cơ Bản Chủ Nghĩa Xã Hội Mác-Lênin phần 10
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết Học -Nguyên Lý Cơ Bản Chủ Nghĩa Xã Hội Mác-Lênin phần 10 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênincần phải tổ chức nhiều phong trào nhằm lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia vào các hoạt độngvà sáng tạo văn hóa. III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO 1. Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin trong việcgiải quyết vấn đề dân tộc a. Khái niệm dân tộc dân tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng người có tính chất ổn định được hình thành tronglịch sử; là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử xã hội. Lịch sử xã hội đã cho thấy, trước khi cộng đồng dân tộc ra đời, loài người đã trải qua nhữnghình thức cộng đồng: thị tộc, bộ lạc và bộ tộc. Những hình thức cộng đồng này có sự phát triểntừ thấp đến cao theo sự biến đổi của phương thức sản xuất. Sự hình thành cộng đồng dân tộc trên thế giới diễn ra không đều nhau. Ở các nước phươngTây, sự hìn thành dân tộc gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của phương thức sảnxuất tư bản chủ nghĩa. Theo Lênin, ở các nước phương Tây chỉ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cộngđồng bộ tộc mới phát triển thành cộng đồng dân tộc. Bởi vì, do sự phát triển của lực lượng sảnxuất và trên cơ sở đó nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa mở rộng đã phá vỡ tình trạng cátcứ phong kiến, thị trường có tính địa phương khép kín bị xóa bỏ và thị trường dân tộc xuất hiện.Cùng với quá trình kinh tế đó là sự phát triển ngày càng chín muồi các nhân tố ý thức tộc người,văn hóa, ngôn ngữ đã tác động hình thành dân tộc trên cơ sở một bộ tộc hoặc do nhiều bộ tộchợp nhất lại. Đây là loại hình dân tộc chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản, do giai cấp tưsản lãnh đạo, nên được gọi là dân tộc tư sản. Trong khi đó ở phần lớn các nước phương Đông,sự hình thành cộng đồng dân tộc chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử có tinhd đặc thù, trongđó, các yếu tố cố kết tự nhiên-xã hội, quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước…đã hình thànhnên dân tộc. Do đó, cộng đồng dân tộc đã ra đời trước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập. có thểcoi đây là loại hình dân tộc tiền tư bản hình thành trên cơ sở một nền văn hóa, một ý thức, tâm lýdân tộc phát triển chính muồi nhưng lại có một cơ sở kinh tế chưa phát triển. Khái niệm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa: . Dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, cósinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có nhữngnét đặc thù so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc; có sự kế thừa và pháttriển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giáccủa các thành viên trong cộng đồng đó. . Dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốcgia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hóa, truyềnthống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước. Như vậy, về khái niệm dân tộc, nếu theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là bộ phận của quốc gia, làcộng đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người, còn theo nghĩa thứ hai thì dân tộc là toàn bộ nhândân một nước, là quốc gia-dân tộc. Với nghĩa như vậy đã cho thấy: khái niệm dân tộc và kháiniệm quốc gia có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, dân tộc bao giờ cũng ra đời trong một quốc gianhất định và thực tiễn lịch sử chứng minh, những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi thườngkhông tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hìn thành quốc gia. Đây là những nhân tố bổsung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. b. Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, Lênin đã phân tíchvà chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của dân tộc: Xu hướng thứ nhất: Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống củamình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Thực tếnày đã diễn ra ở những quốc gia, khu vực nơi có nhiều cộng đồng dân cư với nguồn gốc tộcngười khác nhau trong chủ nghĩa tư bản. Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranhchống áp bức dân tộc để hướng tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập và có tác động nổi 145 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lêninbật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Trong xu hướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã ýthức được rằng, chỉ trong cộng đồng dân tộc độc lập họ mới có quyền quyết định con đườngphát triển của dân tộc mình. Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốnliên hiệp lại với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế, văn hóa trongchủ nghĩa tư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏsự biệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau. Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, sự vận động của hai xu hướng trên gặp rất nhiều khókhăn, trở ngại. Xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng bị chủnghĩa đế quốc phủ nhận, thay vào đó là những khối liên hiệp với sự áp đặt, thống trị của chủnghĩa đế quốc nhằm áp bức, bóc lột các dân tộc còn nghèo nàn và lạc hậu. Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, một thời đại mới đã xuất hiện - thời đại quáđộ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Có thể nói đây cũn là một sự quá độ lên một xã hộitrong đó các quyền tự do, bình đẳng và mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa người được thựchiện. Giai cấp công nhân hiện đại với sứ mệnh lịch sử của mình, cùng với nhân dân lao động sẽsáng tạo ra xã hội đó. Khi nghiên cứu về dân tộc, quan hệ dân tộc và những xu hướng phát triển của nó, chủ nghĩaMác-Lênin khẳng định rằng, chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tirết học Chính trị học Chủ nghĩa xã hội Tư tưởng Mác_Lênin Chủ nghĩa Mác-Lênin Học thuyết chính trịTài liệu cùng danh mục:
-
Tài liệu thi Lịch sử Đảng - Trung cấp lý luận chính trị
25 trang 511 13 0 -
40 trang 426 0 0
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 396 0 0 -
Lịch sử thăng trầm 120 năm của chủ nghĩa tư bản (1900-2020): Phần 1
261 trang 352 8 0 -
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 334 1 0 -
14 trang 302 3 0
-
Giáo trình Triết học Mác - Lênin – GS.TS. Phạm Văn Đức
270 trang 300 1 0 -
6 trang 280 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 trang 269 7 0 -
Triết học giáo dục của Karl Jaspers
12 trang 263 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0