Danh mục

Triết lý của cư dân đồng bằng Bắc Bộ về sự sống và con người trong truyện cổ tích Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.39 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vấn đề con người luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và của các nhà tư tưởng trong lịch sử triết học. Trong truyện cổ tích Việt Nam, các tác giả dân gian đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cũng là chủ thể của các truyện cổ tích, đã rút ra nhiều triết lý sâu sắc về sự sống, cái chết, linh hồn và vấn đề số phận của con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý của cư dân đồng bằng Bắc Bộ về sự sống và con người trong truyện cổ tích Việt Nam 28 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRIẾT LÝ CỦA CƯ DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ VỀ SỰ SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM Nguyễn Thị Ngọc Trường Đại học Y Hà Nội Tóm tắt: Vấn đề con người luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và của các nhà tư tưởng trong lịch sử triết học. Trong truyện cổ tích Việt Nam, các tác giả dân gian đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cũng là chủ thể của các truyện cổ tích, đã rút ra nhiều triết lý sâu sắc về sự sống, cái chết, linh hồn và vấn đề số phận của con người. Từ khóa: Cư dân Bắc Bộ, cuộc sống, con người, truyện cổ tích Nhận bài ngày 24.5.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 20.6.2019 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Ngọc; Email: nguyenngochmu@gmail.com 1. MỞ ĐẦU Truyện cổ tích là thể loại văn học dân gian chứa đựng trong đó nhiều yếu tố triết lý rất sâu sắc. Những triết lý này đã phản ánh tư tưởng, quan điểm của người Việt nói chung cũng như của cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng về các vấn đề của đời sống xã hội như thế giới, con người, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. Đặc biệt thông qua truyện cổ tích, các tác giả dân gian đã đúc rút những triết lý sâu sắc và toàn diện về cuộc sống của con người như như triết lý về sự sống, cái chết, linh hồn, vấn đề số phận của con người.. Tuy chưa đạt đến tầm triết học và tính phổ quát; tính trừu tượng hóa và khoa học của các triết lý nhân sinh này chưa cao, nhưng đó là những bài học quí cần được suy ngẫm, nghiên cứu một cách nghiêm túc. 2. NỘI DUNG 2.1. Triết lý về sự sống của con người Trong suốt quá trình lịch sử tồn tại phát triển lâu dài của dân tộc Việt Nam, người Việt nói chung và cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng luôn tìm mọi cách để nhận thức và lý giải về sự sống, sự tồn tại của chính mình. Trong điều kiện nhận thức của con người còn nhiều hạn chế, khoa học tự nhiên chưa phát triển thì cách giải thích và nhận thức của người Việt TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 29 xưa về sự sống chỉ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, mang tính chất phỏng đoán kết hợp với trí tưởng tượng phong phú. Thông qua các truyện cổ tích, tác giả dân gian đã cố gắng lý giải về sự sống, sự tồn tại của con người; từ đó xây dựng những triết lý sơ khai, mộc mạc đầu tiên của người Việt về cuộc sống của con người. Cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã xây dựng nên triết lý vạn vật tương quan, họ cho rằng giữa con người và vạn vật, vũ trụ có liên quan mật thiết với nhau. Bằng trí tượng tượng sơ khai, họ chỉ ra rằng, cõi trần chính là nơi mà con người sống (hạ giới). Ngoài cõi trần còn có Thượng giới (cõi Trời) do Ngọc Hoàng Thượng đế cai trị, Thủy Phủ (cõi Nước), Âm Phủ (cõi Âm), ba thế giới này có ảnh hưởng chi phối thế giới loài người, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Với tín ngưỡng như thế, người Việt Nam nói chung và cư dân đồng bằng Bắc Bộ nói riêng tin rằng vũ trụ không phải tự nhiên mà có như các nhà vô thần quan niệm, mà nó được tạo nên bởi một Đấng sáng tạo. Người sáng tạo ra con người cũng như muôn vật trên trần gian đó là ông Trời (hay Ngọc Hoàng Thượng đế). Cơ sở của quan điểm duy tâm này là do vũ trụ quan tự phát của nhân dân kết hợp với những biến chuyển mới trong nhận thức và tư duy người xưa đã chuyển hóa thành một vũ trụ quan mới trong tưởng tượng của dân chúng. Hệ thống những quan niệm có tính thần bí ấy về vũ trụ là sản phẩm của một kiểu tư duy còn chất phác, hồn nhiên của người bình dân; nhưng cũng thể hiện thái độ sống hòa mình với thiên nhiên tạo vật, nâng niu trân trọng những dạng thức khác nhau của sự sống xung quanh mình. Mặc dù nhận thức của người Việt xưa về nguồn gốc sự tồn tại của con người còn chưa thực sự chính xác; tuy nhiên, về cơ bản, cư dân đồng bằng Bắc Bộ đã đề cập, phản ánh, khái quát được nhiều triết lý sâu sắc khi chỉ ra được sự sống cũng như sự tồn tại của con người luôn gắn liền với tự nhiên, con người muốn tồn tại được thì không thể tách rời khỏi giới tự nhiên. Trong truyện Sự tích quả dưa hấu, Mai An Tiêm vì phạm thượng mà bị vua cha đẩy ra ngoài hoang đảo. Nhờ sự cần cù chăm chỉ, cả gia đình Mai An Tiêm đã biết dựa vào tự nhiên, tận dụng những thứ mà giới tự nhiên ban cho như nước uống, thức ăn, hạt giống do loài chim mang tới... để có thể tồn tại được trên hoang đảo. Trong hầu hết các truyện cổ tích, tự nhiên luôn xuất hiện và đồng hành với hoạt động sống, sinh hoạt, lao động sản xuất vật chất, và chiến đấu chống ngoại xâm của con người. Vì vậy mà các tác giả dân gian thường khuyên con người phải hành động hợp với tự nhiên. Triết lý này của cư dân đồng bằng Bắc Bộ có nhiều điểm tương đồng với quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: