Danh mục

Triết lý giáo dục Phật giáo và ý nghĩa đối với công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 444.58 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thể hiện một góc nhìn về triết lí giáo dục (TLGD) nhân văn, dân chủ, bình đẳng và sáng tạo của Phật giáo với những đóng góp tích cực của tôn giáo này cho sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội Việt Nam hiện nay. Một trong những đóng góp cơ bản đó là hoạt động tích cực của Phật giáo trong công tác an sinh xã hội (ASXH).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý giáo dục Phật giáo và ý nghĩa đối với công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay TRIẾT LÝ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY PGS.TS. NGUYỄN THỊ TOAN1* Tóm tắt: Bài viết thể hiện một góc nhìn về triết lí giáo dục (TLGD) nhân văn, dân chủ,bình đẳng và sáng tạo của Phật giáo với những đóng góp tích cực của tôn giáo này cho sựổn định và phát triển bền vững của xã hội Việt Nam hiện nay. Một trong những đóng gópcơ bản đó là hoạt động tích cực của Phật giáo trong công tác an sinh xã hội (ASXH). Từ khóa: triết lí, triết lí giáo dục, an sinh xã hội. Đặt vấn đề Trong bối cảnh cách mạng giáo dục đang diễn ra trong phạm vi toàn cầu, nhiềunhà nghiên cứu bàn nhiều tới việc cải cách giáo dục, áp dụng thành tựu khoa họccông nghệ hiện đại của cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo ra lớp người năng động,sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển siêu tốc của thế giới. Riêng có một dòng chảy ngầmdưới những sôi động, ồn ào của cuộc sống, dòng chảy Phật giáo với TLGD đóngvai trò làm “phần bù” cho thế giới thực tại. Bằng “Duy tuệ thị nghiệp”, TLGD Phậtgiáo hướng tới sự tự giáo dục, sống chậm lại, lắng nghe tiếng nói từ trong tâm, tựkhai phóng những năng lực tinh thần từ trong chiều sâu tâm thức, khơi dậy Phậttính trong bản thân mỗi con người để tỉnh thức và nhân ái hơn. Thiết nghĩ, tìmhiểu TLGD Phật giáo với những đóng góp tích cực của nó, đặc biệt đối với công tácASXH ở Việt Nam hiện nay là một việc làm có ý nghĩa. Cho tới nay, mới chỉ có mộtsố mạn đàm về TLGD Phật giáo và công tác ASXH chứ chưa có một nghiên cứu nàomang tính hệ thống về vấn đề này. Vì vậy, bài viết không trùng lặp với các côngtrình nghiên cứu khác. Trên cơ sở khảo cứu các công trình nghiên cứu có liên quan, bằng phương phápphân tích - tổng hợp, khái quát hóa - trừu tượng hóa, bài viết phác thảo khung lí* Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.284 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI...thuyết về TLGD và TLGD Phật giáo. Trên cơ sở các số liệu điều tra xã hội học từ cácbáo cáo về công tác ASXH của Phật giáo và từ trải nghiệm thực tiễn, bài viết phântích để kết luận về ý nghĩa của TLGD Phật giáo đối với công tác ASXH ở Việt Namhiện nay. 1. Triết lí giáo dục Phật giáo 1.1. Khái niệm triết lí và triết lí giáo dục Triết lí là gì? Phạm Xuân Nam cho rằng: “Triết lí có thể là những kết luận đượcrút ra, suy ra từ một triết thuyết, một hệ thống các nguyên lí triết học nhất định.Nhưng triết lí còn là những tư tưởng, những quan niệm (thường được thể hiệndưới dạng những câu, những mệnh đề cô đọng, súc tích) phản ánh được bản chấtcủa các mối quan hệ diễn ra trong đời sống sinh động mọi mặt của mỗi cá nhân vàcủa cộng đồng theo hướng khẳng định niềm tin, giá trị, đạo lí, có tác dụng chỉ đạocho cách ứng xử, phương châm sống, suy nghĩ và hành động của con người trongnhững hoàn cảnh cụ thể nào đó”1. Vũ Cao Đàm cũng giải thích thuật ngữ này theohai nghĩa: 1. Nghĩa thứ nhất, tương đương khái niệm “Triết học” của Việt Nam, đượcđịnh nghĩa là một lĩnh vực nghiên cứu về bản chất và ý nghĩa của con người và vũtrụ, một số sách định nghĩa là một lĩnh vực nghiên cứu về các quy luật phổ quátcủa các sự vật và hiện tượng; 2. Nghĩa thứ hai, tương đương khái niệm “Triết lí” củaViệt Nam, được định nghĩa là tư tưởng cốt lõi, là đạo lí căn bản, là một hệ tín niệm(believe), từ đó chi phối hành vi và mọi hoạt động của con người”2. Tóm lại, kháiniệm “triết lí” có 2 tư cách: Một là những tư tưởng, quan điểm khái quát hóa kinhnghiệm, đóng vai trò cốt lõi của thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan kinhnghiệm; hai là những nguyên lí của các triết thuyết (tức là lí thuyết triết học), đóngvai trò cốt lõi của thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan lí thuyết, hoặc là nhữnghệ quả hay định lí của các triết thuyết đó. 1.2. Triết lí giáo dục là gì? Nhấn mạnh khía cạnh trải nghiệm thực tiễn của TLGD, có định nghĩa: “TLGDlà những quan điểm phản ánh những vấn đề của giáo dục thông qua con đườngtrải nghiệm từ cuộc sống để chỉ đạo sự suy nghĩ và hành động của con người về cácvấn đề giáo dục”3. Khẳng định tính hệ thống của TLGD, có định nghĩa: “TLGD là1 Phạm Xuân Nam. 2010. Triết lí phát triển ở Việt Nam – mấy vấn đề cốt yếu. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.31, 32.2 Vũ Cao Đàm. 2014. Nghịch lí và lối thoát. Bàn về triết lí phát triển Khoa học và Giáo dục Việt Nam. Nxb Thế giới, Hà Nội, tr.27.3 Thái Duy Tuyên. 2007. Triết học giáo dục Việt Nam. Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.13.MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 285một hệ thống quan điểm mang tính chỉ đạo xuyên suốt cho mọi hoạt động giáo dục,được phát biểu cô đọng trong một vài câu, sao cho dễ nhớ và dễ thực hành theo”1. Theo GS Trần Ngọc Thêm: “TLGD là một tư tưởng giáo dục xuất phát từ nhucầu thực tiễn, tồn tại trên nền tảng của văn hóa, chịu sự chi phối của ý thức hệ,hướng đến lí tưởng, là cơ sở xác lập và chỉ đạo các nguyên lí thực hành”2. Tóm lại, TLGD là những quan điểm, quan niệm về giáo dục được khái quát hóa từtrải nghiệm thực tiễn, thể hiện qua một số mệnh đề ngắn gọn, có vai trò định hướng giá trịchân - thiện - mĩ cho con người trong giáo dục và vì giáo dục. Nguồn gốc của TLGD là những trải nghiệm từ thực tiễn giáo dục. Nội dung củaTLGD là một hệ giá trị nhất định, bao gồm trí dục, đức dục, thể dục, mĩ dục. Hìnhthức của TLGD thể hiện qua một vài mệnh đề ngắn gọn, hàm súc. Vai trò của TLGDlà giữ gìn và phát triển những giá trị phổ quát như chân - thiện - mĩ và những giátrị đặc thù riêng của giáo dục như hiếu học, tôn sư, trọng đạo,... TLGD coi giáo dụclà giáo dục giá trị sống, giáo dục mang lại cho con người cách thức thực hiện giá trịsống. Hoàn cản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: