Danh mục

Triết lý Nguyễn Trãi qua biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 376.86 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhóm biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập thể hiện ý nghĩa triết lý của Nguyễn Trãi về sự tu rèn phẩm chất người quân tử với những ứng xử của con người giữa cuộc đời còn tồn tại nhiều nghịch lý... Biểu tượng thẩm mỹ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi có ý nghĩa triết lý nhân sinh với mọi thời đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triết lý Nguyễn Trãi qua biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập 11, SốTr.4,51-60 2017 Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 11, SốTập 4, 2017, TRIẾT LÍ NGUYỄN TRÃI QUA BIỂU TƯỢNG THIÊN NHIÊN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP PHẠM THỊ NGỌC HOA Khoa Giáo dục tiểu học & Mầm non TÓM TẮT Nguyễn Trãi là nhà thơ trung đại có nhiều tư tưởng vượt thời đại. Ông có quan niệm thẩm mỹ tiến bộ và mới mẻ. Điều này cho phép người nghệ sĩ rộng đường hơn trong việc lựa chọn, xây dựng hình ảnh, biểu tượng thẩm mỹ nhằm biểu đạt các giá trị tư tưởng. Theo đó, biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập phong phú, đa dạng, có khả năng tham gia vào việc thể hiện những vấn đề triết lý nhân sinh sâu sắc. Nhóm biểu tượng thiên nhiên trong Quốc âm thi tập thể hiện ý nghĩa triết lý của Nguyễn Trãi về sự tu rèn phẩm chất người quân tử với những ứng xử của con người giữa cuộc đời còn tồn tại nhiều nghịch lý... Biểu tượng thẩm mỹ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi có ý nghĩa triết lý nhân sinh với mọi thời đại. Từ khóa: Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi, triết lý, biểu tượng, ý nghĩa nhân sinh,... ABSTRACT Nguyen Trai’s Philosophy Through the Natural Symbol in Quoc am thi tap Nguyen Trai is a medieval poet who has lots of great ideals in over time. He has a new and improved aesthetic perspective which brings to him a greater path to select and built the image as well as the artistic symbols in order to express the ideological values. Accordingly, the natural symbols of his poetry are rich, diverse, and capable of expressing the deep philosophical issues of human life. The symbols of nature in Quoc am thi tap show Nguyen Trai’s philosophy perspective about the quality of a sage with human’s behavior while there are still many paradoxes... The aesthetic symbol in Nguyen Trai’s poem has a profound humanities meaning through every age. Keywords: Nguyen Trai’s poem (Quoc am thi tap), philosophy, the symbols of nature, the deep philosophical issues of human life... 1. Đặt vấn đề Trong di sản văn chương của Nguyễn Trãi, nổi bật lên là hai tập thơ Ức Trai thi tập (ƯTTT) và Quốc âm thi tập (QÂTT). Hai tập thơ này là kết quả của sự “chưng cất” từ một tâm hồn giàu cảm xúc và đậm chất suy tư triết học với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nguồn văn hóa Hán học mà thi nhân được thụ hưởng từ tấm bé. Theo phong cách thời đại, Nguyễn Trãi làm thơ là để nói chí, tỏ lòng. Tổng số 350 bài thơ trong hai thi phẩm cả chữ Hán lẫn chữ Nôm của Nguyễn Trãi đã thể hiện một hồn thơ giàu cảm xúc và đậm sắc màu duy lí của Ức Trai hiện lên khá rõ. Tìm hiểu thơ Nguyễn Trãi, thật khó có thể bỏ qua phương diện tính triết lí được ẩn tàng trong các biểu tượng thẩm mỹ. Chất suy tư, triết Email: phamthingochoa@qnu.edu.vn Ngày nhận bài: 23/5/2017; Ngày nhận đăng: 30/6/2017 * 51 Phạm Thị Ngọc Hoa luận ngầm ẩn trong từng biểu tượng được nhà thơ gửi gắm trong thơ không chỉ giúp người đọc mọi thời đại hiểu rõ hơn chân dung nhà thơ mà còn có thể vận dụng để suy xét những vấn đề nhân sinh thế sự trong từng bối cảnh xã hội hiện đại... 2. Nội dung ý nghĩa triết lí qua biểu tượng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi 2.1. Quan niệm về biểu tượng, biểu tượng trong thơ Nguyễn Trãi Theo nhận định chung, biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài, có tính ước lệ và bền vững. Biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn đến cái không nhìn thấy được, là vật môi giới nhằm tri giác cái bất khả tri giác. Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả cộng đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài. Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ngầm ẩn bên trong. Dựa vào quan niệm trên, có thể nói biểu tượng văn học (literature symbole) là những hình ảnh, tín hiệu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học có tính khái quát và phổ biến đến mức có khả năng gợi ra một hình ảnh khác hoặc một số phẩm chất, một số đặc trưng khác với đối tượng biểu hiện. Cụ thể, biểu tượng là phương thức sử dụng một hình ảnh cụ thể để nói lên một sự trừu xuất hay vắng mặt được hình thành trong quá trình sáng tạo của nhà văn, nhà thơ. Tuy luôn chứa đựng trong mình những giá trị đã được vĩnh hằng hóa nhưng biểu tượng không trở thành nơi tồn đọng những ý nghĩa cũ mòn, giam giữ các tầng nghĩa “xơ cứng”, mà nó là một thực thể sống động luôn có sự luân chuyển, đắp đổi nghĩa. Biểu tượng được nuôi dưỡng bằng lối tư duy, tưởng tượng phong phú của con người. Một sự vật, hình ảnh vật chất, cụ thể mang giá trị thẩm mỹ, gợi lên những liên tưởng về bản chất của một sự vật nào đó, tạo ra một tín hiệu thẩm mỹ mới mang nét nghĩa biểu trưng. Thiên chức của nhà thơ là tìm kiếm và đưa cái đẹp cuộc sống vào tác phẩm của mình. Mỗi tác phẩm văn học là kết quả của một quá trình suy nghĩ, trăn trở của người nghệ sĩ. Biểu tượng luôn chứa đựng những tư tưởng khái quát được đúc rút từ cuộc sống, có khả năng nảy sinh quan niệm, mang ý nghĩa triết lý sâu sắc về con người, về cuộc đời của người nghệ sĩ. Bởi vậy, trong sáng tác nghệ thuật, biểu tượng được xem ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: