Danh mục

Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 12)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.82 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiệm pháp hạn chế nước: Nghiệm pháp hạn chế nước cho phép nhận định chính xác khả năng cô đặc nước tiểu của thân. Có hai phương pháp tiến hành: phương pháp nhịn khát và phương pháp tiêm arginin vasopresin.- Nghiệm pháp nhịn khát của Volhard:Buổi sáng cho bệnh nhân đi tiểu hết bãi, từ đó không được uống nước. Bữa sáng, trưa và tối phảiăn chế độ khô (bánh mỳ). Lượng nước cả ăn, uống, tiêm truyền không quá 50ml/24giờ. Thời gian nhịn khát cần đạt là 18giờ, cân bệnh nhân trước và trong quá trình làm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 12) Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 12) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) + Nghiệm pháp hạn chế nước: Nghiệm pháp hạn chế nước cho phép nhận định chính xác khả năng côđặc nước tiểu của thân. Có hai phương pháp tiến hành: phương pháp nhịn khátvà phương pháp tiêm arginin vasopresin. - Nghiệm pháp nhịn khát của Volhard: Buổi sáng cho bệnh nhân đi tiểu hết bãi, từ đó không được uống nước.Bữa sáng, trưa và tối phải ăn chế độ khô (bánh mỳ). Lượng nước cả ăn, uống, tiêm truyền khôngquá 50ml/24giờ. Thời gian nhịn khát cần đạt là 18giờ, cân bệnh nhân trước vàtrong quá trình làm nghiệm pháp. Khi cân nặng giảm 3-5% so với trước khi làmnghiệm pháp hoặc độ thẩm thấu máu tăng mới đạt yêu cầu. Cứ mỗi 3 giờ lấynước tiểu một lần, đo số lượng và đo độ thẩm thấu (hoặc đo tỉ trọng) của từngmẫu nước tiểu. Nhận định kết quả như sau: . Khả năng cô đặc nước tiểu của thân là bình thừơng khi: số lượngnước tiểu của các mẫu giảm dần; ít nhất có một mẫu nước tiểu có độ thẩm thấu≥800mOsm/kg H2O (hay tỉ trọng >1,025). . Khả năng cô đặc nước tiểu của thân là giảm khi: số lượng nước tiểucủa các mẫu xấp xỉ bằng nhau; không có mẫu nào có độ thẩm thấu đạt tới800mOsm/kg H2O (hoặc không có mẫu nào có tỉ trọng đạt tới 1,025). - Nghiệm pháp tiêm arginin vasopresin (AVP): Buổi sáng trước khi tiêm AVP, cho bệnh nhân đi tiểu hết bãi, sau đó tiêmdưới da 5đv AVP. Bệnh nhân không được uống nước trong thời gian làm nghiệmpháp. Lấy các mẫu nước tiểu sau tiêm 1giờ, 2giờ, 3giờ. Nhận định kết quả như sau: . Khả năng cô đặc nước tiểu của thân là bình thường khi: số lượng nướctiểu của các mẫu giảm dần; ít nhất có một mẫu nước tiểu có độ thẩm thấu từ750-1200mOsm/kg H2O. . Khả năng cô đặc của thân là giảm khi: số lượng nước tiểu của cácmẫu xấp xỉ bằng nhau; không có mẫu nước tiểu nào có độ thẩm thấu đạt tới 750mOsm/kg H2O. 2.4. Thăm dò hình thái học: 2.4.1. Siêu âm thân, bàng quang: Chẩn đoán bằng siêu âm là phương pháp chẩn đoán không xâm nhập,không có biến chứng, có thể lặp lại nhiều lần nên được ứng dụng rất rộng rãi.Siêu âm cho biết hình thái, kích thước thân, sự biến đổi nhu mô thân, giãn đài-bể thân, sỏi thân, hình thể bàng quang... Bình thường, kích thước thân trên siêu âm: dài 10cm, rộng 5cm... Nhumô thân đều và rất ít cản âm, đài-bể thân cản âm và không giãn. Tỉ lệ nhumô/đài-bể thân (đo chiều dài thân/chiều dài đài-bể thân) là 1/2. Ranh giới giữa nhu mô và đài-bể thân rõ. - Suy thân mạn do viêm cầu thân mạn: kích thước thân nhỏ tương đốiđều cả hai bên, nhu mô thân tăng cản âm làm ranh giới giữa nhu mô và đài-bểthân không rõ. - Suy thân do viêm thân-bể thân mạn: hai thân nhỏ không đều, đài-bểthân giãn, chu vi thân lồi lõm không đều. Nếu có ứ nước thì thân to, đài-bể thângiãn to. - Sỏi ở đài bể thân: có hình tăng đậm âm ở vùng đài-bể thân, có bóng cảnâm. Nếu có hình tăng cản âm mà không có bóng cản âm thì có thể là tổ chức xơhoá. - Sỏi ở niệu quản thấp: không thấy được sỏi, nhưng thấy đài bể thângiãn là hình ảnh gián tiếp cho thấy có cản trở lưu thông nước tiểu ở niệu quản. - Thân có nang: siêu âm rất có giá trị để chẩn đoán các bệnh thân cónang. Nang thân là các khối loãng âm hình tròn, bờ mỏng. Nếu thấy trong nangcó tăng cản âm thì có thể là do chảy máu trong nang hoặc nhiễm khuẩn nang. 2.4.2. X quang thân-tiết niệu: + Chụp thân không có thuốc cản quang: - Thụt tháo hai lần cho sạch phân và cho hết hơi trong đại tràng, chụpphim ổ bụng tư thế thẳng và nghiêng từ D11 đến hết khung chậu. Nếu kỹ thuậtchụp tốt thì phải thấy rõ bóng hai cơ đái chậu, thấy được rõ bóng của hai quảthân. - Bình thường: thấy hai thân có hình dạng và kích thước bình thường,cực trên ngang mỏm ngang của đốt sống lưng 11, cực dưới ngang mỏm ngangcủa đốt thắt lưng 2; thân phải thấp hơn thân trái một đốt sống. Không có hìnhcản quang ở thân hay dọc đường đi của niệu quản và bàng quang. - Bệnh lý: . Thân to hoặc nhỏ hơn bình thường: cần chụp thân có thuốc cản quang đểxác định. . Sỏi ở thân, sỏi ở niệu quản hay ở bàng quang: thấy hình cản quangtròn hay bầu dục; hình ngón tay đi găng hoặc hình san hô ; bờ tròn, nhẵn hoặcnham nhở. Chụp thân không có thuốc cản quang chủ yếu để tìm sỏi cản quang. Sỏicanxi phosphat, sỏi canxi cacbonat, sỏi canxi oxalat, sỏi amonimagiephosphatthì thấy được hình cản quang. Sỏi urat, sỏi xanthyl, sỏi systin thì không cảnquang nên không thấy được trên phim. Có thể nhầm sỏi với mỏm ngang đốt sống, cục vôi hoá, hạch ổ bụng vôihoá, cục phân, sỏi túi mật (chụp nghiêng thì sỏi túi mật ở trước cột ...

Tài liệu được xem nhiều: