Thông tin tài liệu:
Các triệu chứng thực thể (tt): + Biến dạng: là do hậu quả của những biến đổi đầu xương, dây chằng bao khớp làm lệch trục của khớp.Biến dạng thường đi kèm: hiện tượng dính, hạn chế vận động hoặc dính hoàn toàn các khớp.- Cột sống biến dạng có thể dẫn đến gù, vẹo, mất đường cong sinh lý (gặp trong bệnhviêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống và một số bệnh cột sống khác).- Biến dạng bàn tay hình lưng dĩa, bàn tay gío thổi gặp trong bệnh viêm khớp dạng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triệu chứng học bệnh khớp (Kỳ 2) Triệu chứng học bệnh khớp (Kỳ 2) TS. Đoàn Văn Đệ (Bệnh học nội khoa HVQY) 1.2. Các triệu chứng thực thể (tt): + Biến dạng: là do hậu quả của những biến đổi đầu xương, dây chằngbao khớp làm lệch trục của khớp. Biến dạng thường đi kèm: hiện tượng dính, hạn chế vận động hoặc dínhhoàn toàn các khớp. - Cột sống biến dạng có thể dẫn đến gù, vẹo, mất đường cong sinh lý (gặptrong bệnh viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống và mộtsố bệnh cột sống khác). - Biến dạng bàn tay hình lưng dĩa, bàn tay gío thổi gặp trong bệnh viêmkhớp dạng thấp. + Hạn chế vận động: - Chú ý quan sát dáng đi, tư thế đứng của bệnh nhân, khả năng cúi,động tác ngồi xổm, các cử động của chi... - Có 2 loại hạn chế vận động: . Hạn chế vận động chủ động: bệnh nhân không tự làm được động táctheo yêu cầu của thầy thuốc nhưng dưới tác động của thầy thuốc thì các động tácthụ động vẫn làm được. Triệu chứng này là do tổn thương cơ, thần kinh hoặcphối hợp cả hai. . Hạn chế vận động thụ động: bệnh nhân không làm được các động táctheo yêu cầu, dưới tác động của thầy thuốc các động tác đó cũng không làmđược. Triệu chứng này là do tổn thương tại khớp (do dính khớp, do tổn thươngdây chằng hoặc sụn khớp...). - Tại mỗi khớp cần khám tất cả các động tác để phát hiện sự hạn chế cửđộng ở các tư thế:gấp, duỗi, dạng, khép, xoay… - Tầm hoạt động của khớp bị tổn thương cần so sánh với tầm hoạt độngở khớp lành bên đối diện của bệnh nhân, hoặc với tầm hoạt động khớp ở ngườibình thường để đánh giá mức độ hạn chế vận động khớp. Hoặc đo tầm vận độngkhớp bằng thước đo góc. + Các dấu hiệu thực thể khác: - Tràn dịch ổ khớp: rõ nhất ở khớp gối (có dấu hiệu bập bềnh xươngbánh chè), tràn dịch ổ khớp các khớp khác khó phát hiện hơn. - Lỏng lẻo khớp: cử động khớp vượt quá mức bình thường (ở khớp gối códấu hiệu há khớp khi đứt dây chằng bên trong, hay bên ngoài, dấu hiệu rút ngănkéo khi đứt dây chằng chéo). - Tiếng lắc rắc: khi cử động có thể nghe tiếng lạo xạo hoặc tiếng lắc rắctrong ổ khớp (hay gặp trong thoái hoá khớp). - Các biến đổi ngoài da và phần mềm: . Ban đỏ vòng: ban đỏ nổi gờ trên mặt da hình tròn hoặc bầu dục cóviền xung quanh, da ở vùng trung tâm bình thường, xuất hiện và mất đi nhanh,không ngứa và không bong vẩy. Vị trí ban đỏ vòng gặp ở phần ngực, bụng làchủ yếu. Ban đỏ vòng gặp trong bệnh thấp khớp cấp. . Ban đỏ hình cánh bướm nổi trên mặt da ở gò má 2 bên và vùng môitrên không bong vảy, không ngứa. . Ban đỏ rải rác, ban đỏ dạng đĩa gặp ở thận hoặc các chi; các ban có hìnhtròn hoặc có thể có loét, hoại tử ở trung tâm. Ban đỏ hình cánh bướm và banđỏ dạng đĩa hay gặp trong bệnh luput ban đỏ hệ thống. . Ban đỏ kèm theo có bong vẩy trắng hình giọt hoặc mảng gặp trongbệnh viêm khớp vảy nến. . Các hạt dưới da: hay gặp ở mặt duỗi của khớp, kích thước từ vài mi limét đến vài xăng ti mét, không đau, không đỏ, không di động gặp trong bệnhviêm khớp dạng thấp gọi là hạt thấp dưới da. Những hạt có tính chất gần giốngnhư hạt thấp dưới da nhưng xuất hiện và mất đi nhanh chóng trong giai đoạnđầu của bệnh thấp khớp cấp được gọi là hạt mây-ne (Meynet). Trong bệnh Gút mạn tính có các hạt lắng đọng a.uric ở vànhtai, ở gần các khớp;kích thước to nhỏ khác nhau (gọi là hạt tophi). . Sẹo co kéo, hoặc vết rò mủ do lao. . Khối áp xe lạnh hay gặp ở vùng thắt lưng. . Teo cơ đùi, cơ mông. . Teo khối cơ chung thắt lưng, cột sống thắt lưng thẳng và phẳng tạothành hình ảnh thắt lưng hình “cánh phản” gặp trong viêm cột sống dính khớpgiai đoạn muộn. . Đau các điểm bám gân cơ khi thăm khám... ...