Danh mục

Triệu chứng học ruột non (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.78 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý của ruột non:1.1. Một số đặc điểm giải phẫu của ruột non: Ruột non là phần ống tiêu hoá nối tiếp dạ dày và đại tràng, dài khoảng 7m, đường kính khoảng 3cm. Phần này gồm có: Tá tràng là đoạn cố định nằm sâu phía sau, bao quanh và dính vào đầu tụy, ống dẫn tụy và ống mật đổ vào đoạn II tá tràng. Đoạn ruột non tự do đi từ ruột đầu, ruột giữa đến ruột cuối, đoạn này dài khoảng 6m xếp thành nhiều quai ruột gần...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triệu chứng học ruột non (Kỳ 1) Triệu chứng học ruột non (Kỳ 1) 1. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý của ruột non: 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu của ruột non: Ruột non là phần ống tiêu hoá nối tiếp dạ dày và đại tràng, dài khoảng 7m,đường kính khoảng 3cm. Phần này gồm có: Tá tràng là đoạn cố định nằm sâu phía sau, bao quanh và dính vào đầu tụy,ống dẫn tụy và ống mật đổ vào đoạn II tá tràng. Đoạn ruột non tự do đi từ ruột đầu, ruột giữa đến ruột cuối, đoạn này dàikhoảng 6m xếp thành nhiều quai ruột gần như song song với nhau. Trung bình cókhoảng 14-16 quai; mỗi quai dài khoảng 22-22cm tuy vậy 4 quai dài hơn một chút30-40cm. Những quai đầu xếp ngang rồi chuyển đến những quai cuối lại xếp dọc. Đoạn ruột non này được treo trong ổ bụng bởi mạc treo ruột, đó là mộtmàng mỏng, một bờ dính với ruột đó là bờ tự do, một bờ dính với thành bụng sau. Động mạch nuôi ruột non là động mạch mạc treo tràng trên dài khoảng 22-25cm, rộng 8-12mm, điểm xuất phát rộng khoảng 6-10mm, gần sát ngang phíatrên động mạch thận. + Cấu tạo thành ruột non (kể từ ngoài vào) gồm 4 lớp: - Ngoài cùng là thanh mạc. - Lớp cơ: cơ vòng và cơ dọc. - Lớp dưới niêm mạc (lớp liên kết giàu mạch máu), trong lớp này của tátràng chứa các tuyến Brunner, đó là các tuyến chứa các chất keo nhầy để trung hoàdịch vị. - Lớp niêm mạc nằm trên cơ trơn có liên bào che phủ, ngay trên tổ chứcLamina Propria. Trong tổ chức này có nhiều mạch máu, tân mạch và tổ chức tânbào, các tân bào họp thành đám gọi là mảng Peyer. - Lớp liên bào phủ có chỗ ăn sâu xuống dưới tạo thành tuyến Brunner hoặcLieberkuhn hoặc lồi lên phía trên tạo thành các lông ruột, lớp liên bào gồm 4 loạitế bào: - Tế bào ruột: chiếm tỉ lệ nhiều nhất 80%, đóng vai trò chủ yếu trong việchấp thu, nó có một đường viền bàn chải và siêu nhung mao. - Tế bào hình đài hoa: chiếm 15%, nó bài tiết chất nhầy. - Tế bào nội tiết tố: chiếm tỉ lệ rất ít, nằm rải rác suốt dọc chiều dài của ruộtnon, chúng tiết ra các nội tiết tố peptid. - Tế bào Paneth: chỉ nằm ở phần đáy tuyến Lieberkuhn. Nó bài tiết cáclysozym và các enzym như của tụy (tryspin, phospholipase…). Nó cũng có khảnăng thực bào cho nên nó còn có vai trò bảo vệ niêm mạc ruột chống lại vi khuẩn. 1.2. Chức năng sinh lý của ruột non: + Chức năng tiêu hoá và hấp thu: Ruột có 5 triệu nhung mao do đó làm tăng diện tích hấp thu lên tới 200m2.Phương thức hấp thu (có thể là thụ động qua các lỗ hổng ở niêm mạc, theo cơ chếáp lực thẩm thấu hoặc hấp thu chủ động). - Hấp thu các chất điện giải và nước: . Na+: hấp thu Na+ thay đổi ở từng đoạn ruột, giảm dần từ tá tràng tới đạitràng. . Kali: được hấp thu qua 3 cách, nhưng quan trọng nhất là hấp thu chủđộng. Paro hormon làm tăng corticoid, làm giảm hấp thu Ca++. Calcitonin làmchậm vận chuyển calcium bên ngoài tế bào ruột. . Nước: hấp thu nước giảm dần từ trên xuống dưới. Tá tràng, ruột đầu mỗinơi hấp thu từ 1đến 3 lít/ngày. Ruột cuối đại tràng mỗi nơi hấp thu 1 lít/ngày. - Tiêu hoá và hấp thu glucid: Thực hiện chủ yếu là ở ruột đầu. Amidon bị amytase phân giải thànhdextrin và maltose. Maltase biến maltose thành glucose. Các diholosid khác cũngbiến được các diastose đặc hiệu thành các đường đơn: sự thủy phân glucid đượcthực hiện ở đường viền bàn chải của tế bào ruột, biến oligosaccharid dextrin vàdisaccharid thành monosaccharid. Sự di chuyển glucose và galactose theo cơ chếvận chuyển chủ động là chủ yếu. Các đường đơn được hấp thu vào máu tuần hoànqua tế bào ruột. Các đường không hấp thu sẽ đi xuống đại tràng, ở đấy nó bị lênmen để biến thành axid béo bay hơi, làm tăng áp lực thẩm thấu và rút nước từtrong tuần hoàn ra gây ỉa chảy. - Tiêu hoá và hấp thu protid: Sự tiêu hoá protid được bắt đầu ngay từ dạ dày, rồi dịch tụy chuyểnpolypeptid thành các polypeptid đơn giản có 3-4 acid amin và phân giải các acidnucleic. Phần lớn protein được tiêu hoá và hấp thu ở ruột non, chỉ còn 6-10g cònlại bị đào thải ra ngoài theo phân (nghĩa là không quá 1,5N/ ngày) - Hấp thu và tiêu hoá lipid: Sự hấp thu lipid chỉ có giới hạn, nếu lượng lipid trên 30g/ngày sẽ xuất hiệnhiện tượng ỉa ra mỡ (8g/ngày). Đầu tiên lipase (của tụy, của ruột) phân giảitriglycerid thành acid béo + micelle mật, một số các ester của cholesterol, lecithasebiến lecithin thành acid phospho glyceric, cholin và acid béo. Dịch ruột sau mỗibữa ăn được chia thành 2 phần: phần trên là dầu (nhũ dịch gồm tri-diglycerid,acid béo không ion hoá) cholesterol nằm giữa. Cơ chế của lipid xuyên qua màng tếbào như thế nào chưa rõ. Trong tế bào ruột, acid béo tham gia vào việc tái tạo tổnghợp triglycerid. Triglycerid và choles ...

Tài liệu được xem nhiều: