Danh mục

Triệu chứng học thực quản

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.47 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của thực quản.1.1.Giải phẫu: Thực quản là một ống dẫn thức ăn nối hầu với dạ dày. Nơi đổ vào dạ dày gọi là tâm vị. Thực quản dài khoảng 25 cm, chia làm 3 phần: + Thực quản trên:Đoạn nối hầu và thực quản tạo bởi cơ vân, cơ nhẫn hầu, cơ này tạo cơ thắt trên (sphincter) của thực quản.+ Thực quản giữa: Phần trên của đoạn này chỉ có cơ vân nhưng sau đó là các sợi cơ trơn ngày càng nhiều, cho đến giữa thực quản thì chỉ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Triệu chứng học thực quản Triệu chứng học thực quản 1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của thực quản. 1.1.Giải phẫu: Thực quản là một ống dẫn thức ăn nối hầu với dạ dày. Nơi đổ vào dạ dàygọi là tâm vị. Thực quản dài khoảng 25 cm, chia làm 3 phần: + Thực quản trên: Đoạn nối hầu và thực quản tạo bởi cơ vân, cơ nhẫn hầu, cơ này tạo cơ thắttrên (sphincter) của thực quản. + Thực quản giữa: Phần trên của đoạn này chỉ có cơ vân nhưng sau đó là các sợi cơ trơn ngàycàng nhiều, cho đến giữa thực quản thì chỉ còn cơ trơn mà thôi.Sự chuyển tiếp từcơ vân sang cơ trơn trong lớp cơ vòng cao hơn lớp cơ dọc. + Thực quản dưới: Thực quản dưới chui qua một khe của cơ hoành đổ vào dạ dày, ở đoạn nàytạo thành một cơ thắt giả chỉ thể hiện qua áp lực mà không có về mặt giải phẫu. + Thần kinh chi phối thực quản: Là các sợi phó giao cảm của thần kinh phế vị và một vài sợi giao cảm. Thầnkinh nội tại là đám rối Auerbach ở trong lớp cơ và đám rối Meissner ở lớp hạ niêmmạc. + Mạch máu: - Thực quản không có máu động mạch tưới riêng. Máu là do từ các độngmạch ở nơi khác đến như: động mạch giáp lưỡi, động mạch phế quản, động mạchchủ, động mạch liên sườn và hoành, động mạch vành vị. - Các tĩnh mạch đi ra cũng chạy về các tĩnh mạch giáp dưới, tĩnh mạchAzygos rồi đổ về tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch vành, tĩnh mạch cửa. Như vậytĩnh mạch thực quản là nơi gặp gỡ giữa hệ thống cửa và tĩnh mạch chủ trên. Khitắc tĩnh mạch cửa sẽ làm giãn tĩnh mạch thực quản thành ngoằn nghoèo, dễ vỡ gâychảy máu thực quản. 1.2. Sinh lý thực quản: Chức năng thực quản là hoạt động co bóp. Hoạt động co bóp của thực quảnchịu ảnh hưởng của 2 yếu tố: + Yếu tố thần kinh: - Sợi thần kinh trung ương đến: các sợi thần kinh phó giao cảm từ hành tủy(chiếm ưu thế) và các sợi thần kinh giao cảm từ tủy sống đến. - Đám rối thần kinh nội tạng Auerbach và Meissner. + Yếu tố thể dịch: Axit làm tăng co bóp cơ thắt dưới (sphincter), kiềm có tác dụng ngược lại.Các chất: secretin, cholecystokinin, glucagon, chẹn anpha giao cảm kích thích bêtagiao cảm … làm co thắt cơ thực quản. Các chất gastrin, pentagastrin,prostaglandin kích thích anpha giao cảm làm tăng co thắt. 2. Các triệu chứng bệnh thực quản. 2.1. Triệu chứng lâm sàng: + Triệu chứng cơ năng: - Đau: đau dọc theo phía sau thực quản, tính chất rát bỏng tăng lên sau ăn,đau thường kèm theo ợ hơi hoặc thức ăn. - Nuốt khó và đau: triệu chứng quan trọng nhất. . Khó bắt đầu động tác nuốt, khi đã điều chỉnh được thì sự nuốt bìnhthường. Ví dụ: uống thuốc viên… . Nuốt đau thường đi đôi với nuốt khó. . Bệnh nhân có cảm giác như có cục thức ăn trong họng nhưng không cómột khó khăn nào trong khi nuốt. Đó chỉ là rối loạn cảm giác. . Sợ nuốt: thường gặp trong bệnh hysterie, uốn ván, liệt họng hầu. - Ợ: Là hiện tượng dịch và hơi trong thực quản trào lên miệng, do rối loạn cobóp của thực quản hoặc do thực quản hẹp, thức ăn không tống xuống hết dạ dàymà đọng lại ở thực quản làm thực quản co lại nhưng không tống xuống phía dướiđược mà phải trào lên miệng. Người ta phân biệt: . Ợ hơi không quan trọng. . Ợ nước và thức ăn, nếu không có vị chua chứng tỏ thức ăn từ thực quảnlên. . Ợ cả hơi và thức ăn lên cùng một lúc. - Tăng bài tiết nước bọt: Triệu chứng này kém quan trọng. Có thể tăng bài tiết nước bọt thực sự,hoặc nước bọt không nuốt vào được vì thực quản bị tắc nên trào ngược lên. + Triệu chứng thực thể: Nghèo nàn, có chăng khi cho bệnh nhân uống nước, đặt ống nghe phía sauvùng liên bả, vùng cổ thì có thể nghe thấy tiếng lọc bọc của nước đi qua vùng hẹpcủa thực quản. Muốn biết chắc chắn cần thăm khám thực quản: X quang, nội soi… 2.2. Triệu chứng cận lâm sàng: + X quang: (hiện nay ít dùng vì nội soi thực quản thay thế); tuy vậy ngừơita vẫn dùng khi cần thiết. Sau khi làm đầy thực quản bằng nhũ dịch Baryte, chụpthực quản ở nhiều tư thế (đứng, nằm, thẳng và chụp nghiêng, nếu cần phải chụp cảtư thế đầu thấp). Chụp thực quản nhằm phát hiện: - Hẹp thực quản do bên ngoài đè vào hay u ở bên trong. - Ung thư thực quản: hình hẹp và cứng. - To thực quản (do Achalasie), co thắt tâm vị. - Giãn tĩnh mạch thực quản. - Viêm thực quản. - Thoát vị (Hernie) cơ hoành. - Lỗ rò thực quản-khí quản. - Túi thừa… + Nội soi và sinh thiết: có 2 loại đèn soi (ống soi cứng và loại mềm). - Phát hiện dị vật trong thực quản, trong họng. - Kết hợp điều trị (nếu có giãn, vỡ tĩnh mạch thực quản). - Nội soi sinh thiết khẳng định mô bệnh là ung thư hay bình thường. - Chú ý: - Chống chỉ định soi thực quản khi bỏng do hoá chất. - Các tai biến: thủng, chảy máu (nhất là ống soi cứng). + Siêu âm và nội soi: - Chẩn đoán được ung thư thực quản và xác định có di căn chưa. - Qua nội soi siêu âm thực quản còn giúp chẩn đoán sớm ung thư phổi vàcác bệnh tim mạch. + Đo áp lực trong thực quản: Dùng một ống thông đặc biệt đưa vào lòng thực quản. áp lực thực quảnvùng thân thay đổi từ 5- 6,5 cm nước, nó thay đổi theo nhịp thở. Thở ra áp lựcgiảm, hít vào áp lực tăng. áp lực vùng cơ thắt dưới là cao nhất. + Đo pH trong lòng thực quản: Dùng một điện cực bằng thủy tinh, đầu ngoài nối với một galvanometre.Đây là phương pháp tốt nhất, quan trọng nhất để chẩn đoán trào ngược dịch mật. Chụp nhấp nháy (scintigraphy) với 99m Technitium: để chẩn đoán tràongược dạ dày, thực quản. ...

Tài liệu được xem nhiều: