Thông tin tài liệu:
Trình độ thấp quát hóa, thiết lập quan hệ số lượng, khả năng phân tích và suy luận cho thấy việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa, thiết kế phương pháp giảng dạy, tổ chức dạy học... cho đối tượng học sinh này cần phải quan tâm hơn nữa đến các đặc điểm nói trên để nâng cao hiệu quả phát triển trí tuệ cho các em.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trình độ phát triển trí tuệ của học sinh khiếm thính tiểu học qua test Gille JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE IER., 2011, Vol. 56, pp. 166-170 TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH TIỂU HỌC QUA TEST GILLE Nguyễn Thị Ngọc Thanh Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường ĐHSP Hà Nội Email: nguyenngocthanh-mos@yahoo.com Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu bằng test Gille cho thấy trình độ phát triển ở các thành tố của trí tuệ như: thiết lập quan hệ không gian, khả năng khái trí tuệ (IQ) của học sinh tiểu học khiếm thính tại 2 trường Xã Đàn và Hy Vọng - Hà Nội thấp hơn một cách đáng kể so với học sinh không khiếm thính cùng độ tuổi. Trình độ thấp quát hóa, thiết lập quan hệ số lượng, khả năng phân tích và suy luận cho thấy việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa, thiết kế phương pháp giảng dạy, tổ chức dạy học... cho đối tượng học sinh này cần phải quan tâm hơn nữa đến các đặc điểm nói trên để nâng cao hiệu quả phát triển trí tuệ cho các em.1. Mở đầu Việc nghiên cứu trí tuệ của trẻ khiếm thính từ lâu đã được các nhà tâm lýhọc, giáo dục học trên thế giới quan tâm nghiên cứu, ở Việt Nam những công trìnhnghiên cứu trẻ khiếm thính, đặc biệt nghiên cứu về mặt trí tuệ chưa nhiều. Chínhvì vậy việc nghiên cứu vấn đề này càng trở nên cấp bách bởi vì nó liên quan trựctiếp đến quá trình giáo dục đối với học sinh khiếm thính. Nhiều công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn ở nước ngoài cho thấy trẻbị rối loạn thính giác sẽ ảnh hưởng đến tư duy, trí tuệ. Cho nên một lẽ tự nhiên lànếu tư duy của trẻ khiếm thính không được phát triển thì tự nó đã qui định trướcnhững khó khăn trong việc hình thành những hình thức tư duy cao hơn. Thực tiễn cho thấy việc hoàn thiện quá trình giáo dục đòi hỏi sự hoàn thiệnvà phát triển của chuyên ngành tâm lý học nói chung và tâm lý học khiếm thính nóiriêng. Những nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên ngành tâm lý học khiếm thính sẽkịp thời phát hiện ra các khiếm khuyết trong sự phát triển nói chung và phát triểntrí tuệ nói riêng của học sinh khiếm thính. Mặt khác, sự phát triển của xã hội ngày nay đòi hỏi nhà trường phải có nhữngthay đổi trong giáo dục trẻ khiếm thính, những chương trình giáo dục trẻ khiếmthính đưa ra các yêu cầu khá cao với sự phát triển ngôn ngữ và trí thông minh của166 Trình độ phát triển trí tuệ của học sinh khiếm thính tiểu học qua test Gilletrẻ. Vì vậy vấn đề trở nên cần thiết là phải tìm tòi các tiềm năng phát triển tâm lýcủa trẻ khiếm thính và con đường sử dụng các tiềm năng này trong dạy học.2. Nội dung nghiên cứu Để xây dựng một quá trình sư phạm điều chỉnh những khiếm khuyết của trẻcó hiệu quả cần nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của trẻ khiếm thính. Bởi vì theo ýkiến của L.I.Tigranova (1978) “việc nghiên cứu sự phát triển trí tuệ ở trẻ bị rối loạnthính giác là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho học tập nhằm đảm bảo tiếpcận đa dạng với nhóm trẻ bình thường có lưu ý đến tính đặc thù trong sự phát triểntrí tuệ của trẻ, trong đó đặc biệt lưu ý đến những đặc thù tư duy của trẻ khiếmthính. Theo quan điểm của J.Piaget, sự phát triển trí tuệ ở trẻ em trước hết gắnliền với sự phát triển của quá trình tư duy. Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn Hà Nội, tại hai trường Giáo dục đặcbiệt là trường Xã Đàn, trường Hy Vọng và một trường Tiểu học Khương Thượngvới học sinh bình thường (với mục đích để so sánh kết quả thu được giữa học sinhbình thường và học sinh khiếm thính). Kết quả nghiên cứu qua test Gille cho thấy: Bảng 1: Điểm trung bình IQ của 2 nhóm học sinh bình thường và khiếm thính Học sinh N Mean SD p Bình thường 74 105.59 12.37 X IQ 0.03 Khiếm thính 74 91.63 15.31 Bảng 2: Phân loại mức độ trí tuệ của học sinh bình thường Mức trí tuệ Điểm IQ Số lượng % 1 Rất cao ≥ 130 0 0.0 2 Cao 120-129 7 9.5 3 Trên trung bình 110-119 22 29.7 4 Trung bình 90-109 35 47.3 5 Dưới trung bình 80-89 7 9.5 6 Thấp 70-79 2 2.7 7 Rất thấp ≤ 69 1 1.4 Tổng 74 100.0 Kết quả cho thấy rằng các học sinh tiểu học khiếm thính tại hai trường HàNội có chỉ số phát triển trí tuệ thấp hơn so với những trẻ cùng lứa tuổi còn thínhgiác, 105,59±12,37 trẻ bình thường; 91,63±15,31 trẻ khiếm thính, sự khác biệt có ýnghĩa thống kê p < 0.05. Bảng 2 và 3 cho thấy mức độ trí tuệ trung bình và trên trung bình có sự vượttrội của học sinh còn thính so với học sinh khiếm thính (77% và 55,4%), mức độ 167 Nguyễn Thị Ngọc Thanhdưới trung bình, yếu, kém cũng thấp hơn đáng kể của học sinh khiếm thính so vớihọc sinh còn thính (13,6% và 44,6%). Bảng 3: Phân loại mức độ trí tuệ của học sinh khiếm thính Mức trí tuệ Điểm IQ Số lượng % 1 Rất cao ≥ 130 0 0.0 2 Cao 120-129 0 0.0 3 Trên trung bình 110-119 9 12.2 4 Trung bình 90-109 32 ...