Trịnh Hoài Đức- nhà chép sử số 1 triều Nguyễn
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 279.81 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cống hiến xuất sắc nhất của Trịnh Hoài Đức đối với tiến trình lịch sử, văn hóa dân tộc là bộ sách “Gia Định thành thông chí”- một bộ sách lịch sử, địa lý, văn hóa ra đời sớm và giá trị nhất về miền đất Nam Bộ thời bấy giờ. Bộ địa chí này gồm 6 quyển biên khảo công phu về quá trình hình thành đất đai, sông núi, sản vật, phong tục, con người, bộ máy hành chính Nam Bộ, đã được người Pháp dịch và xuất bản ở Paris từ năm 1863 và trở thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trịnh Hoài Đức- nhà chép sử số 1 triều Nguyễn Trịnh Hoài Đức- nhà chép sử số 1 triều Nguyễn Cống hiến xuất sắc nhất của Trịnh Hoài Đức đối với tiến trình lịch sử, văn hóadân tộc là bộ sách “Gia Định thành thông chí”- một bộ sách lịch sử, địa lý, văn hóa rađời sớm và giá trị nhất về miền đất Nam Bộ thời bấy giờ. Bộ địa chí này gồm 6 quyển biên khảo công phu về quá trình hình thành đấtđai, sông núi, sản vật, phong tục, con người, bộ máy hành chính Nam Bộ, đã đượcngười Pháp dịch và xuất bản ở Paris từ năm 1863 và trở thành tài liệu vô giá cho bấtkỳ ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về miền Nam Việt Nam. Ba lần được vua triệu về kinh làm Lại bộ thượng thư Trịnh Hoài Đức sinh năm Ất Dậu (1765), tại thôn Bình Trước, dinh Trấn Biên(nay là thành phố Biên Hòa- Đồng Nai) tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, là một nhà thơ, nhàvăn và là một sử gia nổi tiếng của Việt Nam sống ở thế kỷ 18. Bộ sách “Gia Định thành thông chí” của ông cho đến nay vẫn được xem là mộttrong những sử liệu quan trọng nhất cho các nhà nghiên cứu sử học và địa lý của miềnNam Việt Nam. Ông cũng là một công thần của triều Nguyễn, đã giúp cho vua GiaLong rất nhiều về các phương diện ngoại giao, chính trị và kinh tế. Tổ tiên của Trịnh Hoài Đức từng làm quan dưới triều Minh, sau đó chốngThanh đã đưa cả gia đình sang Việt Nam xin tỵ nạn, cư ngụ tại dinh Trấn Biên (nay làBiên Hòa) theo Trần Thượng Xuyên. Thân sinh ông là Trịnh Khánh là người học rộngtài cao, giỏi nghề buôn bán. Vào đời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), Trịnh Khánh được bổlàm Cai thu, sau được thăng Cai đội, nhưng mất lúc Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi. Năm 1776, Nguyễn Lữ mang quân Tây Sơn vào tấn công 3 dinh trấn Gia Định,Long Hồ và Trấn Biên, Chúa Nguyễn Phúc Thuần phải chạy dạt về Bà Rịa lánh nạn,thời thế hỗn loạn nên ngay sau đó, mẹ ông rời nhà về dinh Phiên Trấn (Gia Định) choông theo học chữ của nhà giáo học lỗi lạc là cụ Võ Trường Toản, quê ở Bến Tre. Cũng tại đây ông kết bạn với Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh để sau nàythành lập nhóm “Bình Dương thi xã”, uy tín như Chiêu Anh Các của họ Mạc ở HàTiên và ba ông sau này được mệnh danh là “Gia Định tam gia”. Khi quân Tây Sơn đánh vào Gia Định, Trịnh Hoài Đức chạy sang Chân Lạp(Campuchia) lánh nạn một thời gian. Thơ Trịnh Hoài Đức bộc lộ tình yêu sâu đậm đốivới quê hương, làng cảnh Việt Nam, nơi nhà thơ đã chọn là quê hương của mình vàphản ánh chân thật đời sống, sinh hoạt của con người thời bấy giờ. Năm 1788, khi Chúa Nguyễn Gia Long mở kỳ thi hương đầu tiên tại đất GiaĐịnh, cả 3 ông ra ứng thi và đều đỗ đạt, thành danh. Trịnh Hoài Đức được bổ làm Hànlâm Viện Chế cáo, rồi được sung chức Điền Tuấn Quang, trông coi việc khai khẩn đấtở Gia Định. Năm 1793 ông được lãnh chức Đông Cung Thị giảng, rồi phò Đông Cung Thái tử Cảnh ra giữ thành Diên Khánh-Khánh Hòa.Lăng mộ Trịnh Hoài Đức Năm sau, ông được thăng làm Ký lục dinh Trấn Ninh, đến năm 1801 thăng Tham tri Bộ Hộ. Ngay năm sau đó, 1802, ông được thăng chức Thượng thư Bộ Hộ rồi sung làm Chánh sứ cùng với Binh bộ Tham tri Ngô Nhân Tịnh và Hình bộ Tham tri Hoàng Ngọc Uẩn sang sứ Trung Quốc. “Quan quang tập” là một tập thơ trong toàn bộ “Cấn Trai thi tập” của Trịnh Hoài Đức viết trên đường đi sứ Trung Quốc từ giữa năm 1802 đến đầu năm 1804. Người đời đọc dễ dàng cảm nhận đó là khúc ca của một người đắc lộ thanh vân mang trọng vụ bang giao giữa hai nước Việt -Trung trong giai đoạn đầu của triều đại nhà Nguyễn. Có lẽ rất lâu sau đời Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, NguyễnHiền… chúng ta mới bắt gặp lại một phong thái ung dung tao nhã của một sứ thầnViệt Nam trong giao tế như Trịnh Hoài Đức. Dù ở góc độ nào, thơ của ông vẫn trăntrở, tâm huyết với từng động thái của nước nhà và nghĩ về ơn chúa, thấm nhuần đạo lývăn hoá của dân tộc Việt tại mảnh đất miền Nam nơi ông sinh ra, lớn lên và thành đạt. Những quan viên nhà Thanh lúc bấy giờ vô cùng mến phục Trịnh Hoài Đức.Đồng thời nhân dân những nơi ông đến cũng rất có cảm tình với ông và sứ đoàn ViệtNam. Đến đâu ông cũng có thơ đề tặng, ghi lại mối tình của mình đối với những quannhân triều Thanh. Đối với các nhân sĩ nhà Thanh, ông làm thơ, hoạ thơ, đề vịnh lên tranh lên quạttặng họ. Những bài thơ như thế vừa bày tỏ tình giao nghị giữa nhân sĩ hai nước vừabộc lộ nét tài hoa của sứ thần Việt Nam. Trong bài “Sứ hành tự thuật”, Trịnh Hoài Đức còn nói những chặng đường ôngđã trải qua, những ứng biến của ông khi nói tiếng Quảng, khi nói tiếng Bắc Kinh, rồilại nói chuyện ông phải để râu để giữ gìn quốc thể: Tu phụng đế vương lưu. Nam bắc tùy thanh ứng, Giang sơn hữu cú thù... (Sứ hành tự thuật) (Tạm dịch :Tay này, gặp tuần ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trịnh Hoài Đức- nhà chép sử số 1 triều Nguyễn Trịnh Hoài Đức- nhà chép sử số 1 triều Nguyễn Cống hiến xuất sắc nhất của Trịnh Hoài Đức đối với tiến trình lịch sử, văn hóadân tộc là bộ sách “Gia Định thành thông chí”- một bộ sách lịch sử, địa lý, văn hóa rađời sớm và giá trị nhất về miền đất Nam Bộ thời bấy giờ. Bộ địa chí này gồm 6 quyển biên khảo công phu về quá trình hình thành đấtđai, sông núi, sản vật, phong tục, con người, bộ máy hành chính Nam Bộ, đã đượcngười Pháp dịch và xuất bản ở Paris từ năm 1863 và trở thành tài liệu vô giá cho bấtkỳ ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về miền Nam Việt Nam. Ba lần được vua triệu về kinh làm Lại bộ thượng thư Trịnh Hoài Đức sinh năm Ất Dậu (1765), tại thôn Bình Trước, dinh Trấn Biên(nay là thành phố Biên Hòa- Đồng Nai) tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, là một nhà thơ, nhàvăn và là một sử gia nổi tiếng của Việt Nam sống ở thế kỷ 18. Bộ sách “Gia Định thành thông chí” của ông cho đến nay vẫn được xem là mộttrong những sử liệu quan trọng nhất cho các nhà nghiên cứu sử học và địa lý của miềnNam Việt Nam. Ông cũng là một công thần của triều Nguyễn, đã giúp cho vua GiaLong rất nhiều về các phương diện ngoại giao, chính trị và kinh tế. Tổ tiên của Trịnh Hoài Đức từng làm quan dưới triều Minh, sau đó chốngThanh đã đưa cả gia đình sang Việt Nam xin tỵ nạn, cư ngụ tại dinh Trấn Biên (nay làBiên Hòa) theo Trần Thượng Xuyên. Thân sinh ông là Trịnh Khánh là người học rộngtài cao, giỏi nghề buôn bán. Vào đời Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), Trịnh Khánh được bổlàm Cai thu, sau được thăng Cai đội, nhưng mất lúc Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi. Năm 1776, Nguyễn Lữ mang quân Tây Sơn vào tấn công 3 dinh trấn Gia Định,Long Hồ và Trấn Biên, Chúa Nguyễn Phúc Thuần phải chạy dạt về Bà Rịa lánh nạn,thời thế hỗn loạn nên ngay sau đó, mẹ ông rời nhà về dinh Phiên Trấn (Gia Định) choông theo học chữ của nhà giáo học lỗi lạc là cụ Võ Trường Toản, quê ở Bến Tre. Cũng tại đây ông kết bạn với Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tịnh để sau nàythành lập nhóm “Bình Dương thi xã”, uy tín như Chiêu Anh Các của họ Mạc ở HàTiên và ba ông sau này được mệnh danh là “Gia Định tam gia”. Khi quân Tây Sơn đánh vào Gia Định, Trịnh Hoài Đức chạy sang Chân Lạp(Campuchia) lánh nạn một thời gian. Thơ Trịnh Hoài Đức bộc lộ tình yêu sâu đậm đốivới quê hương, làng cảnh Việt Nam, nơi nhà thơ đã chọn là quê hương của mình vàphản ánh chân thật đời sống, sinh hoạt của con người thời bấy giờ. Năm 1788, khi Chúa Nguyễn Gia Long mở kỳ thi hương đầu tiên tại đất GiaĐịnh, cả 3 ông ra ứng thi và đều đỗ đạt, thành danh. Trịnh Hoài Đức được bổ làm Hànlâm Viện Chế cáo, rồi được sung chức Điền Tuấn Quang, trông coi việc khai khẩn đấtở Gia Định. Năm 1793 ông được lãnh chức Đông Cung Thị giảng, rồi phò Đông Cung Thái tử Cảnh ra giữ thành Diên Khánh-Khánh Hòa.Lăng mộ Trịnh Hoài Đức Năm sau, ông được thăng làm Ký lục dinh Trấn Ninh, đến năm 1801 thăng Tham tri Bộ Hộ. Ngay năm sau đó, 1802, ông được thăng chức Thượng thư Bộ Hộ rồi sung làm Chánh sứ cùng với Binh bộ Tham tri Ngô Nhân Tịnh và Hình bộ Tham tri Hoàng Ngọc Uẩn sang sứ Trung Quốc. “Quan quang tập” là một tập thơ trong toàn bộ “Cấn Trai thi tập” của Trịnh Hoài Đức viết trên đường đi sứ Trung Quốc từ giữa năm 1802 đến đầu năm 1804. Người đời đọc dễ dàng cảm nhận đó là khúc ca của một người đắc lộ thanh vân mang trọng vụ bang giao giữa hai nước Việt -Trung trong giai đoạn đầu của triều đại nhà Nguyễn. Có lẽ rất lâu sau đời Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh, NguyễnHiền… chúng ta mới bắt gặp lại một phong thái ung dung tao nhã của một sứ thầnViệt Nam trong giao tế như Trịnh Hoài Đức. Dù ở góc độ nào, thơ của ông vẫn trăntrở, tâm huyết với từng động thái của nước nhà và nghĩ về ơn chúa, thấm nhuần đạo lývăn hoá của dân tộc Việt tại mảnh đất miền Nam nơi ông sinh ra, lớn lên và thành đạt. Những quan viên nhà Thanh lúc bấy giờ vô cùng mến phục Trịnh Hoài Đức.Đồng thời nhân dân những nơi ông đến cũng rất có cảm tình với ông và sứ đoàn ViệtNam. Đến đâu ông cũng có thơ đề tặng, ghi lại mối tình của mình đối với những quannhân triều Thanh. Đối với các nhân sĩ nhà Thanh, ông làm thơ, hoạ thơ, đề vịnh lên tranh lên quạttặng họ. Những bài thơ như thế vừa bày tỏ tình giao nghị giữa nhân sĩ hai nước vừabộc lộ nét tài hoa của sứ thần Việt Nam. Trong bài “Sứ hành tự thuật”, Trịnh Hoài Đức còn nói những chặng đường ôngđã trải qua, những ứng biến của ông khi nói tiếng Quảng, khi nói tiếng Bắc Kinh, rồilại nói chuyện ông phải để râu để giữ gìn quốc thể: Tu phụng đế vương lưu. Nam bắc tùy thanh ứng, Giang sơn hữu cú thù... (Sứ hành tự thuật) (Tạm dịch :Tay này, gặp tuần ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử việt nam danh nhân lịch sử danh nhân việt nam tiểu sử danh nhân tài liệu lịch sửTài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 150 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 98 1 0 -
69 trang 90 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 60 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 48 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 44 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0