Danh mục

Trịnh Hoài Đức với Gia Định thành thông chí - Nguyễn Thanh Lợi

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 403.59 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Trịnh Hoài Đức với Gia Định thành thông chí" của tác giả Nguyễn Thanh Lợi trình bày các quan điểm của các nhà nghiên cứu và tư liệu về thời điểm ra đời của bộ Gia Định thành thông chí. Nội dung chính của bộ sách và quan điểm của tác giả đối với giá trị của bộ sách này. Mời các bạn cùng nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trịnh Hoài Đức với Gia Định thành thông chí - Nguyễn Thanh LợiTRỊNH HOÀI ĐỨC VỚI GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ Nguyễn Thanh Lợi Trường Cao đẳng Sư phạm TWTP.HCM Sách địa chí thời Nguyễn Dưới thời nhà Nguyễn (1802-1945), đặc biệt giai đoạn 4 đời vua đầu là Gia Long (1802-1820),Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883), các ngành khoa học xã hội vànhân văn phát triển rất mạnh mẽ so với các triều đại trước. Ở những thập niên cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, cùng với việc hoàn thành công cuộcthống nhất quốc gia, việc biên soạn địa phương chí được đẩy mạnh, với sự đầu tư rất lớn của nhà nước.Nhà Nguyễn đã ý thức rất rõ vai trò của sách địa chí, xem đây là công cụ quản lý toàn diện về địaphương trên các mặt địa lý, nhân văn, chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa. Đối với ngành địa dư học, bên cạnh các cơ quan chuyên trách như Quốc sử quán, triều Nguyễncòn giao trách nhiệm hoặc khuyến khích các cá nhân có năng lực tham gia biên soạn địa chí. Một loạt các tác phẩm địa dư đồ sộ đã ra đời như: Quốc sử quán với Đại Nam thống chí (viết thờiThiệu Trị), Đại Nam nhất thống chí (31 quyển, viết thời Tự Đức, bộ quốc chí đồ sộ và đầy đủ nhất),Đồng Khánh địa dư chí (27 quyển), Đại Nam nhất thống dư đồ; Hoàng Hữu Xứng với Đại Nam quốccương giới vựng biên (viết năm 1886); Lê Quang Định với Hoàng Việt nhất thống chí (10 quyển, viếtnăm 1806); Phan Huy Chú với Lịch triều hiến chương loại chí (phần Dư địa chí); Nguyễn Văn Siêu vàBùi Quỹ với Đại Việt địa dư toàn biên (viết thời Tự Đức, in năm 1900)... Ngoài những bộ sách địa chí mang tính toàn quốc, dưới thời Nguyễn, còn xuất hiện nhiều nhữngđịa phương chí: Bắc Thành địa dư chí của Lê Chất và Nguyễn Văn Lý, Gia Định thành thông chí củaTrịnh Hoài Đức, Hải Dương địa dư, Hải Đông chí lược của Ngô Thời Nhậm; Bắc Ninh tỉnh chí, Hưng Yênnhất thống chí; Hưng Hóa chí lược, Sơn Tây tỉnh chí, Nam Định tỉnh địa dư chí, Hoan Châu phong thổchí; Nghệ An ký; Thanh Hóa tỉnh chí; Quảng Nam tỉnh chí lược, Cam Lộ phủ chí... Nhà văn hóa Trịnh Hoài Đức (1765-1825) đã để lại cho đời những trước tác quan trọng như Bắcsứ thi tập, Cấn Trai thi tập (3 tập), Gia Định tam gia thi tập (cùng với Lê Quang Định và Ngô NhânTịnh),1 Lịch đại kỷ nguyên, Khang tế lục và Gia Định thành thông chí. Trong đó Gia Định thành thôngchí là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, một công trình địa chí sáng giá về vùng đất Nam Bộ xưa, đượcgiới học thuật đánh giá rất cao. Triều Nguyễn đã đánh giá cao về ông:”Đức là người cẩn thận, phong độ, trầm tĩnh, nghiêmchỉnh, học vấn rộng, nghị luận thường giữ đại thể, đức nghiệp văn chương, đời phần tôn trọng”.2Thời điểm ra đời của Gia Định thành thông chí1 Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhân Tịnh, là ba gương mặt sáng giá nhất trong tao đàn BìnhDương thi xã, nhóm Sơn Hội, cùng thời với thi đàn Chiêu Anh Các ở Hà Tiên. Họ đều xuất thân từ đấtSài Gòn cũ, đều là học trò của Sùng Đức xử sĩ Võ Trường Toản, thi đậu một lần, làm quan cùng triều.Trịnh Hoài Đức nhiều lần đi sứ Trung Quốc, làm đến Thượng thư Bộ Lại, kiêm Bộ Hình và Phó tổng tàiQuốc sử quán.2 Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, tập 2, Bản dịch Viện Sử học, Nxb Thuận Hóa, Huế,1993, tr.192. Về thời điểm biên soạn của sách Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức cho biết, vào tháng 6năm Gia Long thứ 4 (1805), vua sai ông “kê khảo sự tích, cương vực, thổ sản trong địa hạt, và đo xemđường sá xa gần, núi sông chỗ nào hiểm yếu hay bình thản, vẽ vào bản đồ, ghi chép biên bản theotừng khoản, cước chú rõ ràng, dâng lên để làm hình lục”. Trên cơ sở đó, ông đã viết tác phẩm danhtiếng này.3 Bộ sách được ông dâng lên vua Minh Mạng vào tháng 5 năm Canh Thìn (1820) khi có chiếu chỉcủa triều đình về việc tìm kiếm và thu nạp sách cũ, cùng với sách Minh bột di ngư văn thảo. Đến nay, thời điểm biên soạn cuốn sách này vẫn còn những ý kiến khác nhau. Aubaret thì chorằng sách này được biên soạn trong thời kỳ Minh Mạng (1820-1840).4 Cadière, Pelliot tán thành quanđiểm này. Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đề nghị theo các ghi chép gần đây, cuốn sách này có ghi cácsự kiện của năm Gia Long thứ 17 (1818) và Trịnh Hoài Đức mất năm 1825, nên thời gian biên soạncuốn sách này phải giữa các năm 1820 và 1825. Nhưng học giả Trần Kinh Hòa lại cho rằng ý kiến này rất mơ hồ. Và ông viện dẫn sách Đại Namthực lục chính biên nói rằng Nguyễn Phúc Hiệu có công bố một nghị định vào tháng 5 năm Minh Mạngthứ 1 (1820) về việc sưu tập các tác phẩm cổ và “Trịnh Hoài Đức đã công bố bản Gia Định thành thôngchí gồm ba tập”. Rồi ông kết luận:”Sự trích dẫn nguồn gốc lịch sử này chứng tỏ rằng Gia Định thông chíđã được biên soạn vào năm Minh Mạng thứ nhất và cuốn sách này được viết theo lệnh của triều đình”.5 TS. sử học Dương Bảo Vân (Yang Baoyun, Viện Nghiên cứu Á – Phi, Trường Đại học Bắc Kinh)không đồng ý với kết luận này. Ông đưa ra chứng cứ, cho là Trịnh Hoài Đức đáng lẽ ghi chú trong tácphẩm của mình là vào năm 1818, nhưng lại ghi ngày thứ 15, tháng 3, năm Minh Mạng thứ nhất (1820).Thứ nữa, là Trịnh Hoài Đức đã cai trị trong thời gian tạm quyền Gia Định đến tháng 5 của năm đó vàông chỉ được phong Thượng thư Bộ Lại ở tháng tiếp sau. Nguyễn Phúc Hiệu công bố nghị định của mìnhvào tháng 5 của năm đó. Như vậy, Trịnh Hoài Đức khó lòng mà biên soạn được một cuốn sách với nộidung rất súc tích chỉ trong vòng vài tháng. Theo ghi chú của Đại Nam thực lục chính biên, sau nghị định về việc sưu tập các tác phẩm cổđược công bố, “nhiều người ở trong và ngoài triều đình xin dâng các tác phẩm của mình. Thượng thưTrịnh Hoài Đức đã dâng tác phẩm Gia Định thông chí gồm 3 tập”.6 Dương Bảo Vân cho rằng sự t ...

Tài liệu được xem nhiều: