Trò chuyện cùng 'Banker' Trần Mộng Hùng
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 245.58 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đi thẳng vào các vấn đề mà người gửi tiền, khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông và dư luận quan tâm như trạng thái vàng, cho vay liên ngân hàng, liệu có sự “chệch hướng” chiến lược trong ngắn hạn và những bài học rút ra từ “tai nạn” vừa qua ở ACB
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trò chuyện cùng “Banker” Trần Mộng Hùng Trò chuyện cùng “Banker” Trần Mộng Hùng Đi thẳng vào các vấn đề mà người gửi tiền, khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông và dư luận quan tâm như trạng thái vàng, cho vay liên ngân hàng, liệu có sự “chệch hướng” chiến lược trong ngắn hạn và những bài học rút ra từ “tai nạn” vừa qua ở ACB – ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ngân hàng TMCP Á châu (ACB), được coi là một “banker” chuyên nghiệp, đã có cuộc trả lời phỏng vấn với nhà báo Hải Lý và phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị. ACB và thanh khoản vàng Đang có thông tin ACB không cân đối được trạng thái vàng do bị rút vàng vừa qua. Thực sự như thế nào, thưa ông? Khoảng 20% vốn huy động của ACB bằng vàng. Khi khách hàng rút tiền, một số người rút cả vàng và ngoại tệ. Cùng với lượng vàng đang có của mình, ACB cũng được ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các ngân hàng bạn kịp thời cho vay tiền, vàng đủ để chi trả khi người dân có nhu cầu rút tiền, vàng. Theo chỗ tôi được biết, ACB chưa sử dụng hết hạn mức cho vay đó. Thực tế, ACB không mất cân đối trạng thái vàng. Trước đây khi tham gia bình ổn giá vàng, ACB được phép mua vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Bán trong nước bao nhiêu, ngân hàng mua ở nước ngoài bấy nhiêu. Cân đối giữa số vàng huy động trong nước đã bán và số vàng ACB đã mua theo nghiệp vụ kinh doanh tài khoản vàng ở nước ngoài được NHNN cho phép, ACB không âm một lượng nào. ACB đang xin phép Chính phủ và NHNN cho nhập số vàng của ACB đã mua. Trong khi chưa được nhập, phải mua vàng trong nước để bù đắp dự trữ thanh khoản vàng đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn bằng vàng của ACB. Nếu không được nhập khẩu, có thể hiểu ACB sẽ phải tiếp tục mua vàng trong nước. Với sự chênh lệch giá vàng nội – ngoại hiện nay, việc mua từ thị trường trong nước có thể dẫn đến lỗ lã, đúng không thưa ông? Đúng thế. Tuy nhiên số lỗ, nếu có, không lớn so với lợi nhuận đạt được 8 tháng và cả năm của ACB. Ông Trần Mộng Hùng tốt nghiệp đại học Kinh tế TP.HCM, chuyên ngành ngân hàng, làm giảng viên trường cao cấp Nghiệp vụ ngân hàng từ năm 1978 – 1980. Trước khi thành lập ACB, ông công tác tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC). Ông Trần Mộng Hùng là người sáng lập ra ngân hàng Á Châu và là người lãnh đạo, dẫn dắt ACB không ngừng phát triển trong suốt gần 20 năm qua. Trước đây, ông là chủ tịch HĐQT và hiện nay là cố vấn HĐQT của ACB. Ông là người luôn quan tâm đến sự phát triển an toàn, bền vững, quản trị điều hành, công khai minh bạch tại ACB. Với cổ đông trong nước, ông Trần Mộng Hùng và các bên có liên quan đang sở hữu tỷ lệ cổ phần cao nhất tại ACB và thực hiện đúng cam kết đầu tư lâu dài. Lợi nhuận và rủi ro Dẫu vậy khả năng đạt chỉ tiêu lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng? Khả năng đạt kế hoạch lợi nhuận là khó, nhưng quan trọng nhất là đáp ứng các tiêu chí an toàn tài chính. Định hướng hoạt động an toàn, bền vững, lợi nhuận hợp lý của ACB chưa có gì thay đổi. Vừa qua, từng thời điểm, dưới một số tác động của một vài cá nhân, kế hoạch phát triển ngắn hạn có thể chệch hướng chiến lược. Việc xác lập chỉ tiêu tăng trưởng phải hợp lý, phù hợp tình hình, bối cảnh chung. Nếu chủ quan, xác lập chỉ tiêu kế hoạch duy ý chí, thì sẽ rủi ro. Nhìn nhận lại, qua sự cố này, chỉ tiêu lợi nhuận, nếu không đạt vẫn sẽ cao hơn những năm trước và hoàn toàn không ảnh hưởng đến vốn của cổ đông, tiền gửi của khách hàng vẫn an toàn, ACB sẽ tiếp tục phát triển vững chắc. Sự kiện xảy ra cho thấy trên thực tế ACB đã chạm trán rủi ro. Phải chăng chiến lược của ngân hàng đã khác đi, không chỉ đơn thuần là chệch hướng? Ý chúng tôi là ACB đã đầu tư vào không ít doanh nghiệp… Chiến lược của ACB tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ, không đầu tư vào doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác. Sự việc xảy ra là do tính toán của một vài cá nhân, không phải chủ trương của ngân hàng. Trường hợp của ông Nguyễn Đức Kiên chỉ là cá biệt. Các quy trình, quy chuẩn tín dụng của ACB đã có từ lâu. Các khoản vay của ông Kiên thông qua các công ty con đều có tài sản thế chấp. Tuy nhiên việc thu hồi vốn phải có thời gian. Cho vay cầm cố chứng khoán, kể cả cổ phiếu ngân hàng, hiện ACB chưa sử dụng hết hạn mức quy định cho phép. Còn có một vài tổ chức, cá nhân sử dụng tiền vay sai mục đích, và dĩ nhiên họ cũng không nói là vay để đi thâu tóm ngân hàng, phải phân tích sâu, tìm hiểu kỹ nguồn gốc dòng tiền mới có thể kết luận được. Còn có những khoản sử dụng vốn rủi ro khác nữa, thưa ông? Ông Lý Xuân Hải đã cho ký hợp đồng uỷ thác cho 19 nhân viên để thực hiện việc nhận 718 tỉ đồng của ACB, để gửi vào ngân hàng Công thương. Số tiền gửi này đã quá hạn. ACB đã tổ chức thực hiện việc khởi kiện yêu cầu ngân hàng Công thương hoàn trả tiền. Giả sử ngay cả khi không được hoàn trả, ACB hoàn toàn có thể trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận đã có tám tháng đầu năm là 2.300 tỉ đồng. Sự cố này không ảnh hưởng đến cổ đông cũng như người gửi tiền. Chính sách tín dụng hiện nay của ACB? ACB tập trung phát triển khách hàng truyền thống là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có sản xuất chế biến hàng tiêu dùng, chế biến hàng xuất khẩu thuỷ sản, may mặc, giày dép, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành hoá chất, nhựa và các sản phẩm từ nhựa và dược phẩm. Đây là nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng Có “chệch hướng”? lâu năm và có uy tín thanh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trò chuyện cùng “Banker” Trần Mộng Hùng Trò chuyện cùng “Banker” Trần Mộng Hùng Đi thẳng vào các vấn đề mà người gửi tiền, khách hàng, nhà đầu tư, cổ đông và dư luận quan tâm như trạng thái vàng, cho vay liên ngân hàng, liệu có sự “chệch hướng” chiến lược trong ngắn hạn và những bài học rút ra từ “tai nạn” vừa qua ở ACB – ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ngân hàng TMCP Á châu (ACB), được coi là một “banker” chuyên nghiệp, đã có cuộc trả lời phỏng vấn với nhà báo Hải Lý và phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị. ACB và thanh khoản vàng Đang có thông tin ACB không cân đối được trạng thái vàng do bị rút vàng vừa qua. Thực sự như thế nào, thưa ông? Khoảng 20% vốn huy động của ACB bằng vàng. Khi khách hàng rút tiền, một số người rút cả vàng và ngoại tệ. Cùng với lượng vàng đang có của mình, ACB cũng được ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các ngân hàng bạn kịp thời cho vay tiền, vàng đủ để chi trả khi người dân có nhu cầu rút tiền, vàng. Theo chỗ tôi được biết, ACB chưa sử dụng hết hạn mức cho vay đó. Thực tế, ACB không mất cân đối trạng thái vàng. Trước đây khi tham gia bình ổn giá vàng, ACB được phép mua vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Bán trong nước bao nhiêu, ngân hàng mua ở nước ngoài bấy nhiêu. Cân đối giữa số vàng huy động trong nước đã bán và số vàng ACB đã mua theo nghiệp vụ kinh doanh tài khoản vàng ở nước ngoài được NHNN cho phép, ACB không âm một lượng nào. ACB đang xin phép Chính phủ và NHNN cho nhập số vàng của ACB đã mua. Trong khi chưa được nhập, phải mua vàng trong nước để bù đắp dự trữ thanh khoản vàng đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn bằng vàng của ACB. Nếu không được nhập khẩu, có thể hiểu ACB sẽ phải tiếp tục mua vàng trong nước. Với sự chênh lệch giá vàng nội – ngoại hiện nay, việc mua từ thị trường trong nước có thể dẫn đến lỗ lã, đúng không thưa ông? Đúng thế. Tuy nhiên số lỗ, nếu có, không lớn so với lợi nhuận đạt được 8 tháng và cả năm của ACB. Ông Trần Mộng Hùng tốt nghiệp đại học Kinh tế TP.HCM, chuyên ngành ngân hàng, làm giảng viên trường cao cấp Nghiệp vụ ngân hàng từ năm 1978 – 1980. Trước khi thành lập ACB, ông công tác tại công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC). Ông Trần Mộng Hùng là người sáng lập ra ngân hàng Á Châu và là người lãnh đạo, dẫn dắt ACB không ngừng phát triển trong suốt gần 20 năm qua. Trước đây, ông là chủ tịch HĐQT và hiện nay là cố vấn HĐQT của ACB. Ông là người luôn quan tâm đến sự phát triển an toàn, bền vững, quản trị điều hành, công khai minh bạch tại ACB. Với cổ đông trong nước, ông Trần Mộng Hùng và các bên có liên quan đang sở hữu tỷ lệ cổ phần cao nhất tại ACB và thực hiện đúng cam kết đầu tư lâu dài. Lợi nhuận và rủi ro Dẫu vậy khả năng đạt chỉ tiêu lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng? Khả năng đạt kế hoạch lợi nhuận là khó, nhưng quan trọng nhất là đáp ứng các tiêu chí an toàn tài chính. Định hướng hoạt động an toàn, bền vững, lợi nhuận hợp lý của ACB chưa có gì thay đổi. Vừa qua, từng thời điểm, dưới một số tác động của một vài cá nhân, kế hoạch phát triển ngắn hạn có thể chệch hướng chiến lược. Việc xác lập chỉ tiêu tăng trưởng phải hợp lý, phù hợp tình hình, bối cảnh chung. Nếu chủ quan, xác lập chỉ tiêu kế hoạch duy ý chí, thì sẽ rủi ro. Nhìn nhận lại, qua sự cố này, chỉ tiêu lợi nhuận, nếu không đạt vẫn sẽ cao hơn những năm trước và hoàn toàn không ảnh hưởng đến vốn của cổ đông, tiền gửi của khách hàng vẫn an toàn, ACB sẽ tiếp tục phát triển vững chắc. Sự kiện xảy ra cho thấy trên thực tế ACB đã chạm trán rủi ro. Phải chăng chiến lược của ngân hàng đã khác đi, không chỉ đơn thuần là chệch hướng? Ý chúng tôi là ACB đã đầu tư vào không ít doanh nghiệp… Chiến lược của ACB tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ, không đầu tư vào doanh nghiệp và tổ chức tín dụng khác. Sự việc xảy ra là do tính toán của một vài cá nhân, không phải chủ trương của ngân hàng. Trường hợp của ông Nguyễn Đức Kiên chỉ là cá biệt. Các quy trình, quy chuẩn tín dụng của ACB đã có từ lâu. Các khoản vay của ông Kiên thông qua các công ty con đều có tài sản thế chấp. Tuy nhiên việc thu hồi vốn phải có thời gian. Cho vay cầm cố chứng khoán, kể cả cổ phiếu ngân hàng, hiện ACB chưa sử dụng hết hạn mức quy định cho phép. Còn có một vài tổ chức, cá nhân sử dụng tiền vay sai mục đích, và dĩ nhiên họ cũng không nói là vay để đi thâu tóm ngân hàng, phải phân tích sâu, tìm hiểu kỹ nguồn gốc dòng tiền mới có thể kết luận được. Còn có những khoản sử dụng vốn rủi ro khác nữa, thưa ông? Ông Lý Xuân Hải đã cho ký hợp đồng uỷ thác cho 19 nhân viên để thực hiện việc nhận 718 tỉ đồng của ACB, để gửi vào ngân hàng Công thương. Số tiền gửi này đã quá hạn. ACB đã tổ chức thực hiện việc khởi kiện yêu cầu ngân hàng Công thương hoàn trả tiền. Giả sử ngay cả khi không được hoàn trả, ACB hoàn toàn có thể trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận đã có tám tháng đầu năm là 2.300 tỉ đồng. Sự cố này không ảnh hưởng đến cổ đông cũng như người gửi tiền. Chính sách tín dụng hiện nay của ACB? ACB tập trung phát triển khách hàng truyền thống là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có sản xuất chế biến hàng tiêu dùng, chế biến hàng xuất khẩu thuỷ sản, may mặc, giày dép, các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành hoá chất, nhựa và các sản phẩm từ nhựa và dược phẩm. Đây là nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng Có “chệch hướng”? lâu năm và có uy tín thanh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức kinh doanh kiến thức thị trường kiến thức quản lý chiến lược kinh doanh xây dựng doanh nghiệp phân loại thị trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 367 1 0 -
Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
6 trang 312 0 0 -
109 trang 256 0 0
-
Thiết lập kênh Marketing trực tuyến
20 trang 218 0 0 -
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 209 0 0 -
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 197 0 0 -
Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist
7 trang 195 0 0 -
Phần 3: Các công cụ cơ bản trong máy tính và truyền thông
14 trang 168 0 0 -
Tiểu luận môn Quản trị chiến lược: Công ty Starbucks coffee
105 trang 166 0 0 -
Giới thiệu 12 triệu email trong bộ tài liệu digital marketing
3 trang 164 0 0