Thông tin tài liệu:
Trở thành cha mẹ hoàn hảo
Để mầm non tương lai phát triển hoàn thiện, vai trò của bạn, người cha trong gia đình, rất quan trọng. Những lời khuyên sau giúp bạn trở thành tấm gương sáng trong ánh mắt trẻ thơ.
Đừng trở thành người cha luôn “tra khảo”
Hãy tiếp cận con bằng cách tìm hiểu suy nghĩ, tình cảm của con. Cứ tra khảo kiểu “tại sao lại thế?” “không nói đừng có trách” để biết con mình đang nghĩ gì thì tin chắc bạn chẳng đạt được mục đích đâu.
Mặc dù lúc đó trẻ sẽ rất sợ nhưng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trở thành cha mẹ hoàn hảo - 1
Trở thành cha mẹ hoàn hảo
Để mầm non tương lai phát triển hoàn thiện, vai trò của bạn, người cha trong gia
đình, rất quan trọng. Những lời khuyên sau giúp bạn trở thành tấm gương sáng
trong ánh mắt trẻ thơ.
Đừng trở thành người cha luôn “tra khảo”
Hãy tiếp cận con bằng cách tìm hiểu suy nghĩ, tình cảm của con. Cứ tra khảo
kiểu “tại sao lại thế?” “không nói đừng có trách” để biết con mình đang nghĩ gì thì
tin chắc bạn chẳng đạt được mục đích đâu.
Mặc dù lúc đó trẻ sẽ rất sợ nhưng lại cảm thấy không sẵn sàng chia sẻ, không
tin tưởng. Xem ra làm vậy bạn giống một cảnh sát hơn. Vây hãy cố gắng “hạ hoả”
trong những tình huống như thế nhé.
Hành động hơn nói suông
Đôi khi hành động của bạn có hiệu quả hơn bất kì sự “giáo huấn” nào. Trẻ hay
bắt chước người lớn trong cư xử.
Vì thế nên dạy con qua chính hành động của bạn nếu những bài lý thuyết không
có tác dụng gì. Luôn nhớ, cha chính là tấm gương để con nhìn vào.
Ủng hộ bà xã
Nếu trong nhà luôn có hai tiếng nói trái ngược “nếu con làm vậy sẽ bị phạt” và
“không sao đó chỉ là lỗi nhỏ thôi mà” thì dần dần trẻ sẽ không biết nghe lời.
Cha mẹ cần thống nhất quan điểm trước khi đưa ra yêu cầu, quyết định gì với
trẻ. Trước mặt con, bạn nên là người ủng hộ những quyết định của bà xã. Điều đó
sẽ làm trẻ biết nghe lời mẹ thay vì chỉ giận dỗi, mít ướt.
Thể hiện tình yêu
Biểu hiện cảm xúc bằng cử chỉ và lời nói thường không phải là thói quen của
người cha dù trong lòng rất yêu thương con.
Nhưng những lời nói, cử chỉ yêu thương của bạn với trẻ nhỏ lại có vai trò động
viên khuyến khích trẻ rất nhiều.
“Cha tin rằng nếu cố gắng con sẽ làm được”, “Con đã làm rất tốt” - Từng là một
cậu bé đứng trước cha mình, chắc bạn hiểu được sức mạnh cổ vũ của những lời
nói đó.
Luôn kiên nhẫn
Kiên nhẫn với con cũng là một khó khăn với cha vì xem ra đây là đặc ân dành
cho người mẹ. Nhưng điều này lại vô cùng quan trọng nếu bạn muốn xích lại gần
con hơn. Hãy bớt nóng này khi dạy con bạn nhé.
Là người cha đặc biệt
Biết lắng nghe và nhìn xung quanh nhưng bạn không nên rập khuôn người khác
trong việc dạy con. Hãy tự rút kinh nghiệm cho bản thân và tìm ra “con đường”
của riêng mình trong việc dạy dỗ, chăm sóc và chơi với con cái.
Đừng để kí ức ảnh hưởng đến tình cảm
Một tuổi thơ vất vả, một sự giáo dục quá nghiêm khắc, bị ngược đãi, tất cả
những kí ức đó rất dễ ảnh hưởng đến cách cư xử áp đặt của bạn với con mình.
Hơn ai hết, bạn hiểu được cảm giác không được nhận đủ yêu thương trong gia
đình là thế nào nên hãy bù đắp nhiều hơn cho con. Đôi khi đó lại là kinh nghiệm
tốt để bạn trở thành người cha hoàn hảo.
Hải Yến / Theo CBN.com
10 bước nuôi dạy con thành công
Với trẻ thơ, cuộc sống này có quá nhiều điều mới lạ. Bé cần lắm sự h ướng dẫn của
cha mẹ khi chập chững những bước đầu tiên trước cuộc đời. Bạn hãy ghi nhớ 10
điều sau để giúp bé phát triển tốt.
1. Khen thưởng
Khen thưởng kịp thời giúp gây dựng lòng tự trọng và tự tin ở trẻ. Quan trọng là
nội dung khen thưởng phải rõ ràng theo từng trường hợp, ví dụ “con mang giày
nhanh và khéo quá nhỉ”. Khi đó trẻ sẽ hiểu được mình vừa mới hoàn thành tốt
công việc gì.
Ngoài lời nói, các hình thức khen thưởng có tổ chức khác như bảng vàng hoặc
phiếu bé ngoan cũng rất thích hợp, là động lực dẫn đến những hành vi đúng đắn
của trẻ.
2. Nhất quán
Luôn theo đúng những gì ta nói và làm với trẻ. Nếu bạn cứ thay đổi mục tiêu
xoành xoạch, và liên tục thiết lập quy định mới, trẻ sẽ chẳng hiểu người lớn muốn
gì ở chúng nữa.
3. Tạo dựng thói quen
Thói quen tốt (ngủ đúng giờ giấc, ăn đúng bữa, không ăn vặt nhiều) giúp lịch
trình trong ngày ổn định, trẻ sẽ thoải mái và yên tâm hơn. Cũng nhờ đó bạn có đủ
thời gian làm mọi việc mà không bị stress, sử dụng được thời gian để thư giãn và
chơi đùa với con.
4. Những ranh giới
Sắp đặt ranh giới rõ ràng là cách chứng tỏ quyền hạn của mình với trẻ, để trẻ
hiểu cần làm việc gì ở nơi nào, vào lúc nào.
Trẻ cần biết rõ điều gì được phép và không được phép, từ đó các cháu tự điều
chỉnh hành vi cho phù hợp. Điều này đồng nghĩa với không nên cho con quá nhiều
chọn lựa dẫn đến việc trẻ sẽ trở thành thiếu dứt khoát.
5. Kỷ luật
Cần luôn kiểm soát các quy định mình đặt ra một cách kiên định và công bằng.
Trẻ cần hiểu ra rằng c ư xử thế nào sẽ có kết quả thế ấy: ngoan thì được khen
thưởng, hư phải bị phạt. Nếu bạn đối xử công bằng, trẻ cũng sẽ ứng xử hợp lý
theo.
6. Cảnh báo
Khi trẻ hư, hãy cảnh báo, cho trẻ cơ hội suy nghĩ lại hành động của mình và tự
quyết định xem nên tiếp tục hay dừng lại trước khi bị phạt.
Còn nên có tín hiệu cảnh báo trước khi bạn ra ngoài, trước giờ ăn, trước khi yêu
cầu bé ngừng chơi và đi cất đồ chơi. Cách thông báo trước như vậy giúp trẻ chuẩn
bị tinh thần làm sang việc khác.
Yêu cầu trẻ làm việc một cách nhanh gọn không công bằng chút nào và có thể
khiến trẻ nổi cơn bướng. Biết trước điều ngư ...