Thông tin tài liệu:
Các bậc phụ huynh thường chỉ tập trung vào hành vi của con cái mà quên chú ý đến hành vi, cư xử của chính mình. Tại sao các ông bố bà mẹ không nhìn lại bản thân từ những mong chờ của con trẻ? Trong một cuộc khảo sát tiến hành ở 100.000 đứa trẻ, với câu hỏi con cái cần gì nhất ở cha mẹ, 10 câu trả lời dưới đây rất đáng cho các đấng sinh thành suy ngẫm:
1. Con cái không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng
Trẻ con có khuynh hướng bắt chước bố...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -2
Các bậc phụ huynh thường chỉ tập trung vào hành vi của con cái mà quên chú ý
đến hành vi, cư xử của chính mình. Tại sao các ông bố bà mẹ không nhìn lại bản
thân từ những mong chờ của con trẻ?
Trong một cuộc khảo sát tiến hành ở 100.000 đứa trẻ, với câu hỏi con cái cần gì
nhất ở cha mẹ, 10 câu trả lời dưới đây rất đáng cho các đấng sinh thành suy ngẫm:
1. Con cái không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng
Trẻ con có khuynh hướng bắt chước bố mẹ. Cách bạn giải quyết những mâu
thuẫn, xung đột gia đình sẽ tác động đến tâm lý và hành vi cư xử của trẻ. Hãy
kiềm chế và xử lý bất đồng trong ôn hòa, nhã nhặn.
2. Muốn được cha mẹ đối xử công bằng như mọi thành viên khác
Đối xử công bằng với con cái không phải l à cào bằng mọi thứ. Mỗi đứa con l à
một cá thể độc lập, nhưng tất cả đều cần tình yêu thương và sự cảm thông như
nhau.
3. Cha mẹ là những người lương thiện, thành thật
Khi bạn bảo người tiếp thị qua điện thoại rằng bạn không có ở nh à nhưng thực
tế bạn đang ngồi cạnh các con trong nhà, bạn đã gieo vào đầu con ý nghĩ không tốt
về sự nói dối của người lớn.
4. Cha mẹ là những người bao dung, rộng lượng
Khi bạn có lòng khoan dung với mọi người, trẻ sẽ học được điều đó trong cư xử
với những người xung quanh.
5. Niềm nở với các bạn của con
Khi con đưa bạn về nhà chơi, bạn sẽ dễ dàng nhận biết con mình kết thân với
những ai và giúp con định hướng tình bạn. Hãy rộng mở cánh cửa đón chào bạn
của các con.
6. Cha mẹ xây dựng tinh thần tập thể cho con cái
Mọi thành viên trong gia đình sẽ có trách nhiệm với nhau hơn, gắn bó hơn. Ý
thức tập thể sẽ giúp con bạn phát triển tốt hơn trong môi trường học đường.
7. Cha mẹ là những người biết lắng nghe và giải đáp thắc mắc của con
Có bao giờ bạn cảm thấy có lỗi khi bảo “bây giờ cha/ mẹ bận lắm. Chúng ta h ãy
nói về việc này sau nhé”. Và vấn đề ấy bị lãng quên, không được đề cập đến dù
thời gian “sau này” đã qua không biết bao lần. Hãy dành thời gian để giải đáp
những thắc mắc của con cái. Nếu bạn không có câu trả lời thì nên ghi nhận lại và
giúp con tìm lời giải đáp sau.
8. Tránh kỷ luật con trước mặt người ngoài
Cha mẹ có thể phạt trẻ khi cần thiết nhưng không nên thực hiện trước mặt người
lạ, đặc biệt là trước bạn bè của con. Chúng cũng cần được tôn trọng và đối xử như
người lớn.
9. Cha mẹ nên tập trung vào ưu điểm hơn là khuyết, nhược điểm của con
Hãy ghi nhận những điểm tốt và điểm chưa tốt của con và lựa lúc thích hợp chỉ
ra cho chúng thấy để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu.
10. Cha mẹ nên nhất quán và kiên định
Đôi khi sự linh động và mềm dẻo của bạn không làm hỏng trẻ; nhưng cần làm
cho con cái hiểu tình yêu mà bạn dành cho chúng là không thay đổi và những
nguyên tắc, những giới hạn bạn đặt ra cho trẻ là nhất quán.
Theo Triệu Tú Vân / Người Lao Động
Con gái và bố
Các cô bé thường có xu hướng thân với bố hơn mẹ nhưng theo năm tháng, những
e ngại về giới tính đã khiến khoảng cách giữa 2 bố con ngày càng mở rộng. Con
gái không còn bé bỏng nữa. Mới cách đây không lâu còn thoải mái sà vào lòng bố
nũng nịu mà giờ đây, đã lảng tránh mọi sự vỗ về thân mật. Đó chính là do bản
năng e ngại giới tính.Giúp bố và con gái vượt qua những trở ngại này là trách
nhiệm của người mẹ.
Đáng lo là điều này sẽ tạo ra sự mất cân bằng tâm lý cho cả hai. Người bố đột
nhiên cảm thấy mất mát khi không còn được thể hiện tình yêu thương với con
bằng những cách thức mình đã quen làm trong hơn 10 năm qua. Ngược lại, điều
đó cũng được con gái cảm nhận trong sự thất vọng lớn vì dường như “Bố không
còn thương con như trước!”.
Tệ hơn nữa, có những điều hồi tr ước con gái mè nheo và được bố nhượng bộ thì
nay không còn như vậy. Con gái không hiểu rằng đó là vì bố cần dạy dỗ cho con
trở thành một thiếu nữ trưởng thành, hiểu biết mà lại diễn dịch theo hướng tiêu
cực.
Giúp bố và con gái vượt qua những mâu thuẫn, trở ngại này là trách nhiệm của
người mẹ. Dù con cái trở nên xa cách với cha mẹ khi bước vào tuổi mới lớn thì
người mẹ vẫn tiếp cận với con gái dễ dàng hơn và sử dụng cách nói tương đồng về
giới tính để giúp con hiểu bố.
Khi nào con gái tâm sự với mẹ rằng: “Con cảm thấy mẹ dễ gần hơn bố vì dường
như bây giờ bố khó với con hơn trước” thì đó là cơ hội tốt để người mẹ phân tích
cho con gái hiểu những điều sau:
Bố khác với mẹ
Hiển nhiên là vậy, nhưng có khi cả mẹ lẫn con gái lại quên mất điều đó. Bố ứng
xử khác với mẹ và con gái. Công việc của bố có thể cần đến thế lực nhiều hơn
(hoặc trí tuệ hơn). Cách các ông bố đặt vấn đề cũng như cách lý giải cuộc sống
càng khác với mẹ và con gái. Người mẹ có thể đặt một câu hỏi đơn giản “Con có
muốn cha mẹ của mình lại giống nhau y hệt không?” để giúp con gái hiểu điều này
và hiểu rằng chính những sự khác biệt đó khiến bố là người đặc biệt trong gia
đình.
Hầu hết đàn ông không có khả năng xử lý nhiều việc cùng một lúc như đa số
phụ nữ có thể làm. Hãy dặn dò con gái rằng, điều đó có nghĩa là khi ...