Thông tin tài liệu:
Thích hợp nhất là chọn truyện cổ tích và truyện thần tiên. Truyện thần tiên chiếm một tỷ lệ đáng kể trong sách thiếu nhi và rất bổ ích. Những truyện thần tiên do bất kỳ tác giả nào kể lại đều đề cập những xung đột nội tâm mà trẻ biết rất rõ và giúp trẻ hiểu biết.
Truyện thần tiên không ngại nói đến bệnh tật, đau khổ, già nua, chết chóc, ghen tuông, thù hận và tính ác… Nhưng tất cả truyện thần tiên đều kết thúc tốt đẹp. Do đó trẻ sẽ hiểu rằng trên đường đời...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -3
Thích hợp nhất là chọn truyện cổ tích và truyện thần tiên. Truyện thần tiên
chiếm một tỷ lệ đáng kể trong sách thiếu nhi và rất bổ ích. Những truyện thần tiên
do bất kỳ tác giả nào kể lại đều đề cập những xung đột nội tâm mà trẻ biết rất rõ và
giúp trẻ hiểu biết.
Truyện thần tiên không ngại nói đến bệnh tật, đau khổ, già nua, chết chóc, ghen
tuông, thù hận và tính ác… Nhưng tất cả truyện thần tiên đều kết thúc tốt đẹp. Do
đó trẻ sẽ hiểu rằng trên đường đời chúng sẽ còn gặp nhiều nguy hiểm, nhiều thử
thách, nhưng cuối cùng sẽ vượt qua. Trong truyện bao giờ công lý cũng chiến
thắng.
Những hình ảnh và minh hoạ trong sách có tầm quan trọng đặc biệt, nó không
đơn giản là để minh hoạ cho câu chuyện, mà chủ yếu là để bắt mắt vì trẻ chưa biết
đọc. Nhiều khi, văn bản chỉ gồm có vài dòng mà hình ảnh lại là phần chính của
sách vì vậy hình ảnh và minh hoạ bản thân chúng phải có giá trị thông tin. Hình
ảnh phải đẹp, dễ gây cảm tình, những hình ảnh đó cho phép trẻ em được “đọc”
theo kiểu của mình.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
Khi con không vâng lời
Không có gì tức giận cho bằng khi cha mẹ phải chứng kiến cảnh đứa con cứ ngang
bướng muốn làm ngược lại lời dạy dỗ của cha mẹ. Khi gặp phải tình huống này
bạn cần bình tĩnh thực hiện những phương thức khéo léo để uốn nắn trẻ.
Tuyệt đối không dùng bạo lực
Bố nghiêm giọng nói với con trai: “Con tan học là về nhà ngay chứ không được
tụ tập đá bóng nữa”. Đứa con vừa tròn chín tuổi không trả lời, nó chỉ cúi đầu nhìn
xuống đất ra ý không bằng lòng. Có thể vì nó cảm thấy nuối tiếc vì lỡ mất trận
bóng chiều nay trong khi mấy đứa bạn cùng lớp vẫn có mặt đông đủ, hoặc nó hơi
buồn về câu nói xẵng giọng của bố nó.
Không chịu được vẻ mặt của con, ông bố nổi giận quát lên rồi tát ngay vào mặt
nó.
Sau lần đó, thằng bé đã ít nói lại càng lầm lì hơn. Mỗi khi đi học về đến nhà, nó
chẳng thèm chào ai, cứ cắm cúi đi thẳng vào phòng và đóng sập cửa lại.
Người lớn thường có nhiều biện pháp buộc trẻ phải nhượng bộ ý muốn của
mình như dùng đòn roi, bỏ đói, giam cầm... Nhưng cuối cùng, người thất bại lại
chính là cha mẹ chứ không phải con cái, bởi đó chỉ là sự đàn áp chứ không phải
giáo dục. Chính những hành vi bạo lực kể trên đã hủy hoại sự phát triển cá tính
của đứa trẻ.
Thái độ bình tĩnh và nét mặt vui vẻ
Bà mẹ cố gắng giải thích với cô con gái sáu tuổi khi nó cứ mải ngồi ì ra đó với
tô cơm chưa vơi hết một nửa: “Con ăn nhanh để mẹ còn dọn dẹp và nghỉ ngơi. Mẹ
còn rất nhiều việc phải làm chứ không thể chờ con mãi như thế này đâu”.
Chính việc đơn giản hóa của người mẹ đã giúp đứa con biết suy nghĩ về sự cực
nhọc của mẹ nó, để từ đó cảm thấy thương mẹ hơn và không muốn làm trái lời mẹ.
Đôi khi cần tỏ ra thản nhiên trước thái độ của trẻ
Một đứa trẻ vào độ tuổi lớp mầm non, lần đầu tiên phải xa cha mẹ vì họ bận đi
công tác trong hai ngày. Nó được gửi đến nhà dì ruột. Vào ban đêm, nó la khóc và
một mực đòi về nhà với mẹ mà không chịu đi ngủ, bất chấp người lớn dỗ dành.
Hết cách, họ bèn ra hiệu với nhau đừng chú ý đến nó và cứ lẳng lặng tắt đèn lên
giường ngủ như thường lệ chỉ chừa mỗi cây đèn ngủ nho nhỏ trong góc phòng.
Thế là chỉ không đầy năm phút sau đứa trẻ nín khóc rồi tự nhiên nó nhẹ nhàng
mon men leo lên giường đòi ngủ cạnh dì của nó xem như chưa có điều gì xảy ra.
Có những lúc đứa trẻ tỏ ra quá bướng bỉnh, nhưng nếu người lớn biết thản nhiên
tự chủ thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, thay vì cứ phải giận dữ, bực dọc chỉ làm
cho sự việc trở nên phức tạp mà thôi.
Theo Phụ Nữ
Ở nhà một mình
Bạn không muốn trẻ sợ hãi khi chúng phải ở lại nhà khi cha mẹ đi vắng. Hãy thử
tập cho con cách ứng phó với tình huống trên ngay từ bây giờ bằng những gợi ý
nhỏ sau.
1. Hướng dẫn trẻ cách sử dụng các vật dụng quen thuộc trong nhà để trẻ biết tự
xoay xở khi không có bạn bên cạnh.
Nên viết hướng dẫn ra giấy rồi dán đâu đó để trẻ th ường xuyên nhìn thấy và ghi
nhớ dễ dàng.
2. Dạy trẻ cách sử dụng điện thoại, ghi lại lời nhắn khi có ai gọi đến. Đặt ra
những tình huống giả định khẩn cấp để trẻ luyện tập cách nói chuyện qua điện
thoại khi cần được giúp đỡ.
3. Lưu ý trẻ cẩn thận khi tiếp xúc với người lạ, ngay cả bạn bè cũng không nên
mời vào nhà mà đợi cha mẹ trở về.
4. Nếu trẻ có anh, chị em, nên dặn dò trẻ không cãi vã nhỏ nhặt và gọi điện than
phiền khi không cần thiết. Bạn cũng nên để ý lắng nghe nếu trẻ muốn chia sẻ
những lo lắng hay phiền muộn.
5. Hãy nhớ rằng dù trẻ có khôn ngoan hay cư xử chững chạc thì cũng có khi
mắc sai lầm. Hãy động viên trẻ thật nhiều và xem những sai sót như cách học hỏi
thêm kinh nghiệm.
6. Cho con thấy bạn tin, sẵn sàng thưởng hậu hĩnh nếu con không sợ hãi và
làm tốt việc được giao khi ở nhà một mình.
Thanh niên
Dạy con nghe điện thoại
Giao tiếp qua điện thoại ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Hãy dạy con cách
gọi cũng như nhận điện, chẳng mất nhiều thời gian và công sức lắm đâu mà lại rất
có ích cho bạn và cho trẻ.
- Khi nhận ...