hãy cố gắng vượt qua những nỗi sợ của chính bạn, hoặc ít nhất thì bạn cũng đừng thể hiện nỗi sợ ấy ra. Tuy nhiên, có thể thú nhận với bé rằng bạn không thích gặp nha sĩ giống như bé, nhưng vẫn đi khám để giữ răng khỏe mạnh. Khi bạn thú nhận như vậy, bé sẽ cảm thấy mình không cô đơn và điều đó giúp bé sẽ biết cách vượt qua nỗi sợ. Nếu nỗi sợ của con bạn lặp lại thường xuyên, chi phối các hoạt động bình thường hằng ngày (chẳng hạn không muốn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -6hãy cố gắng vượt qua những nỗi sợ của chính bạn, hoặc ít nhất th ì bạn cũng đừngthể hiện nỗi sợ ấy ra. Tuy nhiên, có thể thú nhận với bé rằng bạn không thích gặp nha sĩ giống nh ưbé, nhưng vẫn đi khám để giữ răng khỏe mạnh. Khi bạn thú nhận như vậy, bé sẽcảm thấy mình không cô đơn và điều đó giúp bé sẽ biết cách vượt qua nỗi sợ. Nếu nỗi sợ của con bạn lặp lại thường xuyên, chi phối các hoạt động bìnhthường hằng ngày (chẳng hạn không muốn đi ngủ do sợ bóng tối, hoặc không chịuở nhà vì sợ nhìn thấy con chó), nên thảo luận với bác sĩ nhi, đặc biệt là khi bé ngàycàng trở nên sợ hãi hơn. Bé có thể bị ám ảnh thật sự; nỗi ám ảnh đó là một nỗi sợvô lý, dai dẳng và khi đó, bạn cần đến sự giúp đỡ của các nhà tâm lý. (Theo Lamchame.com)Trẻ 6-8 tuổi hay thách thức cha mẹỞ lứa tuổi tiểu học, trẻ đã qua giai đoạn hay nổi giận nhưng vẫn chưa thực sự dễbảo. Nó có thể từ chối ăn tối khi mẹ gọi, phớt lờ khi đ ược yêu cầu nhặt tất lên vàtrả lời cáu kỉnh khi mẹ yêu cầu cư xử tử tế. Bạn đừng thất vọng, đó là do các bé ở lứa tuổi này đang muốn thử nghiệm cácchỉ dẫn và mong đợi của người lớn. Khi thách thức, bé đang tìm cách tự đòi quyềnlợi. Khi trưởng thành và hiểu về thế giới xung quanh nhiều hơn, bé sẽ có quanđiểm riêng về các mối quan hệ và các nguyên tắc (hoặc chấp nhận quan điểm củabạn bè). Do đó, bạn đừng ngạc nhiên khi bé cố gắng tự đòi quyền lợi bằng cáchthách thức bạn và những lời chỉ dẫn của bạn. Bé có thể giả vờ không nghe thấy bốmẹ nói hoặc đáp ứng các yêu cầu rất chậm chạp. Bạn có thể làm gì? Thông cảm: Khi bạn bảo con đi ăn cơm, bé hét lên “Không!” và cáu kỉnh khibạn mang nó vào bàn ăn. Lúc đó, bạn hãy cố gắng đặt mình vào quan điểm của bé.Nếu bé đang chơi với một người bạn thân, hãy bảo với bé rằng quả là khó khănkhi phải bỏ dở cuộc chơi, nhưng bây giờ đã đến giờ ăn. Điều này giúp bé nhậnthấy bạn luôn ở bên cạnh nó. Cố gắng đừng nổi giận, mà hãy tỏ ra ân cần nhưngcương quyết mang bé về khi cần thiết. Đặt ra các giới hạn: Các bé ở lứa tuổi tiểu học cần và muốn có các giới hạn.Nhưng con bạn cần biết các giới hạn đó là gì. Bạn hãy giải thích các nguyên tắc rõràng “Con không được gọi điện thoại khi không được phép” hoặc “Con cần phải đivào ngay khi mẹ gọi con.” Nếu trẻ không tôn trọng các nguyên tắc, hãy tranh luậnvề nguyên tắc đó. Có lẽ môn toán quá khó đối với bé nên bé không chịu làm bàitập về nhà. Trong trường hợp đó, bạn hãy thử cho bé chơi một trò chơi toán học.Hoặc nếu bé không thích đi vào ngay khi bạn gọi, có thể do nó không đủ thời gianchơi tự do. Khi bé biết rằng bạn giúp bé giải quyết vấn đề, nó sẽ ít thách thức bạnhơn. Ủng hộ hành vi tốt: Mặc dù bạn thường nổi giận và mắng con khi bé thách thức,nhưng hãy cố gắng kiềm chế. Khi con bạn c ư xử tồi, nó cũng thấy mình sai. Dođó, bạn đừng làm cho bé cảm thấy tồi tệ hơn. Điều đó có thể khiến bé cư xử tiêucực hơn. Thay vì “bắt” các hành động sai, bạn hãy “bắt” các hành động đúng của bé, vàkhuyến khích khi bé cư xử tốt. Bạn hãy nhớ rằng khép con bạn vào khuôn phépkhông có nghĩa là điều khiển bé, mà là dạy bé cách tự điều khiển bản thân. Trừngphạt sẽ khiến bé hành động theo ý bạn, nhưng đó là do sợ hãi. Tốt hơn là bạn nêndạy bé cư xử đúng bởi vì bé muốn vậy; khi bé cư xử tốt thì nó sẽ cảm thấy vui vẻvà hạnh phúc. Ngoài ra, khi bé vi phạm các nguyên tắc, bạn hãy cho bé biết rằng hành động đósẽ để lại những hậu quả. Đừng trừng phạt mà hãy nói rõ ràng: “Nếu con chơi bóngtrong nhà, thì chúng ta sẽ phải để bóng ở ngoài.” Sử dụng phương pháp đình chỉ chơi theo cách tích cực: Khi con bạn bắt đầuthách thức vì muốn làm theo cách của mình, bạn hãy giúp bé bình tĩnh lại. Thay vìdùng phương pháp đình chỉ chơi (cho bé có thời gian suy nghĩ một mình ở một nơiđặc biệt) để trừng phạt, bạn hãy khuyến khích bé lui vào một góc phòng ngủ yêuthích hoặc một nơi tiện nghi trong phòng khách. Có thể bé tự thiết kế một nơi đểngồi suy nghĩ mỗi khi giận, với một chiếc gối to, một chiếc chăn mềm mại hoặcmột vài quyển sách yêu thích. Nếu bé từ chối đến nơi đó, bạn hãy đề nghị đi cùngcon và nói một vài câu. Nếu bé vẫn từ chối, bạn hãy để bé ở đó và đi ra ngoài.Không những bạn đã nêu một tấm gương tốt về cư xử bình tĩnh mà bạn còn có thờigian nghỉ ngơi. Khi cả bạn và bé cảm thấy thoải mái hơn, hãy nói chuyện với nóvề cách cư xử phù hợp. Trao quyền cho con bạn: Cố gắng tạo cơ hội để con bạn tự hào với khả năngđộc lập của mình. Để bé lựa chọn quần áo (miễn là quần áo đó sạch và khôngrách) hoặc chọn một trong hai loại rau. Khi bạn để con lựa chọn tức l à bạn đã tôntrọng bé và các nhu cầu của bé. Còn có một cách khác để giúp con bạn cảm thấy tự do hơn, đó là nói những việcbé có thể làm thay vì những việc bé không thể làm. Ví dụ, thay vì nói “Không!Con không được đá bóng trong nhà’, bạn hãy nói “Con có thể đá bóng ngoài sân.”Bé đã đủ lớn để hiểu lời giải thích của bạn, nên bạn cũng phải nói rõ lý do vì saokhông đá bóng trong nhà. ...