Thông tin tài liệu:
tập trung vào giai đoạn 7 tuổi. Trẻ ít tháng tuổi xem ti vi 3 giờ/ngày tăng nguy cơ hiếu động thái quá sau này lên 30%. Có lẽ vì vậy mà Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã đưa ra khuyến cáo: không nên cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, hạn chế thời gian xem mỗi ngày của trẻ xuống còn 12 giờ. Khi trẻ nói dối Khi con nói dối, bạn tự hỏi nên trừng phạt bé hay tìm giải pháp khác? Để hình thành nhân cách tốt cho con, đừng quên các cách ứng phó dưới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trở thành cha mẹ hoàn hảo -8
tập trung vào giai đoạn 7 tuổi. Trẻ ít tháng tuổi xem ti vi 3 giờ/ngày tăng nguy cơ
hiếu động thái quá sau này lên 30%.
Có lẽ vì vậy mà Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã đưa ra khuyến cáo: không nên
cho trẻ dưới 2 tuổi xem tivi, hạn chế thời gian xem mỗi ngày của trẻ xuống còn 1-
2 giờ.
Khi trẻ nói dối
Khi con nói dối, bạn tự hỏi nên trừng phạt bé hay tìm giải pháp khác? Để hình
thành nhân cách tốt cho con, đừng quên các cách ứng phó dưới đây mỗi khi bé
không thành thật.
Hiểu con
Trẻ dưới 3-4 tuổi không hiểu rõ khái niệm nói dối. Bé “nói dối” có thể vì quên,
vì tưởng tượng hay chỉ vì mong muốn được diễn tả điều đó thành lời. Ví dụ nếu trẻ
ước gì mình đừng hái hoa của bà ngoại, cháu sẽ cố thuyết phục cha mẹ và bản thân
rằng mình đã không làm vậy mà chỉ nhặt những bông hoa nằm sẵn trong vườn
thôi.
Khi 6 tuổi, trẻ bắt đầu phân biệt được giữa nói thật và nói dối. Vì vậy nói dối ở
tuổi này cũng có nghĩa trẻ xác định được “động cơ” rõ ràng và biết mình đang lừa
dối người lớn.
Không “dàn bẫy”
Đừng đưa ra những câu hỏi mà bạn biết rõ câu trả lời. Nếu bạn hỏi Con ăn cái
bánh trên bàn phải không? khi vụn bánh còn bám trên áo và miệng bé thì điều đó
chỉ khuyến khích trẻ nói dối.
Tránh gọi con là kẻ dối trá
Bằng không trẻ sẽ có cảm giác cháu cần phải “bịa chuyện” cho đáng với danh
hiệu được gán. Bạn chỉ nên quan tâm đến tình huống trẻ nói dối. Đừng nhai đi
nhai lại một lần mắc lỗi của trẻ.
Làm gương tốt
Có bao giờ trẻ “nghe lỏm” được bạn gọi tới công ty xin nghỉ bệnh trong khi bạn
vẫn khỏe nhưng vì nhà có tiệc? Lời nói dối này sẽ quay trở lại hại bạn khi bạn cố
dạy con trung thực.
Không yêu cầu quá cao
Yêu cầu quá sức con sẽ khuyến khích chúng nói dối để che đậy yếu điểm và sai
sót. Trẻ có thể nói dối là cháu được 10 điểm đơn giản vì biết đó là điều bạn muốn
nghe.
Cảnh báo
Cho trẻ biết cháu sẽ gặp ít rắc rối hơn nếu biết nói thật trong nhiếu tình huống.
Hãy giải thích cho con sự thật rồi cũng đến lúc phơi bày. Hơi thở đầy mùi
chocolate sẽ “tố cáo” bé cho dù bé có lớn tiếng không nhận.
Ngợi khen kịp thời
Khen trẻ thật lòng mỗi khi trẻ nói thật, nhất là trong những tình huống khó
khăn. Hãy cho trẻ biết bạn nhìn nhận cố gắng của trẻ và trân trọng tính thật thà.
Bí quyết để làm bạn cùng con
Khuyến khích trẻ trò chuyện với mình là một điều không dễ dàng, cần sự dốc lòng
dốc sức đáng kể của cha mẹ. Khi bạn đã dựng được nền tảng, những cuộc đối
thoại sẽ đến nhẹ nhàng như một thói quen.
Bí quyết ở đây là tìm ra được thời điểm và nơi chốn phù hợp nhất cho bạn và
con cho dù là khi bạn tắm cho trẻ hay khi hai mẹ con xếp quần áo.
Bạn còn phải bảo đảm rằng mình không phạm phải những lỗi thường gặp khi
trò chuyện cùng con như:
Giả bộ lắng nghe trẻ trong khi bạn thật ra đang lu bu l àm việc khác: Cuộc sống
đầy những phân tâm, nhưng trẻ xứng đáng được bạn quan tâm. Nếu như bạn
không thể dành cho bé gái 10 tuổi của mình thời gian bé đáng có, hãy cho bé biết
rằng bạn đang bận rộn. Bé có thể buồn bực lúc đó nh ưng sẽ ít thất vọng hơn so với
khi bạn giả bộ lắng nghe trong khi cứ đi lại trong nhà với hàng núi việc. Khi bạn
chọn giải pháp này, có một lưu ý nhỏ: Nên gợi ý về cuộc trò chuyện mẹ con vào
lúc khác trong ngày. Nếu bạn bỏ lỡ cơ hội lúc đó, bạn có thể khiến trẻ nghĩ rằng
việc trò chuyện cùng trẻ kém quan trọng hơn trong ưu tiên của bạn.
Ngắt lời trẻ trước khi trẻ nói xong: Chắc chắn bạn từng bị người khác ngắt lời;
tất cả những gì họ quan tâm là khiến bạn ngừng nói. Vì vậy, xin đừng áp đặt lên
con. Làm vậy có khi sẽ khiến trẻ thôi nói chuyện với bạn.
Kết luận trước khi có đủ dữ kiện: Khi trẻ báo về vết xước trên chiếc xe cáu cạnh
của bạn, thể nào bạn cũng ngay lập tức kết luận sai rằng chính trẻ gây nên vết
xước đó. Việc tốt duy nhất mà bạn có thể làm là tỏ ra ăn năn và xin lỗi trẻ.
Không hiểu được những điều trẻ không nói ra: Có khi trẻ không bao giờ nói hết
những cái quan trọng trong câu chuyện với bạn. Nếu trẻ làm lơ những chi tiết
quan trọng, không trả lời câu hỏi hay có vẻ giấu giếm gì đó... thì đó là những tín
hiệu cho thấy bạn phải ngay lập tức ngừng nhặt rau mà dành hết tâm trí để nghe
con nói.
Nổi giận với trẻ vì bạn không thích những gì trẻ nói: Có một cách dễ dàng để
đóng sập cánh cửa trò chuyện giữa cha mẹ và con, đó là nổi giận với trẻ chỉ vì
không ưa những gì trẻ kể. Có thể là bé chỉ dông dài rằng cô giáo bất công, và bé
ghét trường học... Bạn nên thông cảm với cảm giác của bé, chờ đến khi bé bình
tĩnh lại và đưa ra những giải pháp của chính mình.
Không tôn trọng những việc có vẻ to tát với trẻ nhưng vặt vãnh với bạn: Bạn
nên nhớ rằng những vấn đề của con trẻ cũng quan trọng với trẻ nh ư những vấn đề
của ta đối với ta vậy.
Hỏi quá nhiều câu không đâu vào đâu: Nếu bạn đưa ra một loạt câu hỏi nhằm
khiến trẻ diễn lại những việc đã xảy ra thì có vẻ như là bạn sa đà trong điều tra
rồi. Bạn có thể xây dựng một cuộc đối thoại với ít câu hỏi hơn, hay đơn giản chỉ
là: Rồi sao nữ ...