Danh mục

Trồng bần chua (Sonneratia Caseolaris (L.) engl.) thử nghiệm chắn sóng, hạn chế xói lở tại xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 852.44 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích đặc điểm tự nhiên và tình hình trồng rừng bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) thử nghiệm chắn sóng, hạn chế xói lở bờ biển ở xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nhằm tìm hiểu các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến kết quả trồng rừng cũng như hiện trạng rừng mới trồng từ đó cung cấp những thông tin ban đầu làm cơ sở cho việc theo dõi và trồng rừng tại địa phương trong tương lai được thành công.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng bần chua (Sonneratia Caseolaris (L.) engl.) thử nghiệm chắn sóng, hạn chế xói lở tại xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà VinhSee discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/311776186TRỒNG BẦN CHUA (SONNERATIA CASEOLARIS (L.) ENGL.) THỬ NGHIỆMCHẮN SÓNG, HẠN CHẾ XÓI LỞ TẠI XÃ HIỆP THẠNH, HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNHTRÀ VINH Viên Ngọc Nam (*), Đỗ Thị Diễm (*), Trần Th...Conference Paper · June 2015CITATIONSREADS0933 authors, including:Vien Ngoc NamNong Lam University28 PUBLICATIONS542 CITATIONSSEE PROFILESome of the authors of this publication are also working on these related projects:The Sustainable Wetlands Adaptation and Mitigation Program (SWAMP) View projectĐề tài mã số SPD2016.01.09 View projectAll content following this page was uploaded by Vien Ngoc Nam on 21 December 2016.The user has requested enhancement of the downloaded file.TRỒNG BẦN CHUA (SONNERATIA CASEOLARIS (L.) ENGL.) THỬNGHIỆM CHẮN SÓNG, HẠN CHẾ XÓI LỞ TẠI XÃ HIỆP THẠNH,HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINHViên Ngọc Nam (*), Đỗ Thị Diễm (*), Trần Thanh Nhàn (**)1. MỞ ĐẦUTrồng rừng ngập mặn để ổn định bờ biển, phòng hộ ven biển, trồng cây gây rừng đãxuất hiện tại Việt Nam từ năm 1975 sau khi chiến tranh kết thúc (Barry Clough, 2014). Trongnhững năm gần đây việc trồng cây gây rừng, phục hồi và khôi phục rừng ngập mặn đã đượcthực hiện với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên điều đáng tiếc là chưa có dự án nào thực sựthành công do đánh giá hiện trường trồng rừng không đúng hoặc chọn loài cây không phù hợp.Điều kiện thủy văn tại hiện trường là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được xem xét trong bất kìdự án khôi phục rừng phòng hộ nào. Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Trà Vinh đã tiến hành trồng rừngthí nghiệm chống sạt lở, chắn sóngtại xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh,tuy nhiênchưa đánh giá các yếu tố môi trường có liên quan trước khi trồng. Do đó nghiên cứu đặc điểmtự nhiên và tình hình trồng rừng Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) thử nghiệm chắnsóng, hạn chế xói lở bờ biển ở xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nhằm tìm hiểucác yếu tố môi trường ảnh hưởng đến kết quả trồng rừng cũng như hiện trạng rừng mới trồngtừ đó cung cấp những thông tin ban đầu làm cơ sở cho việc theo dõi và trồng rừng tại địa phươngtrong tương lai được thành công.Mục tiêu của bài này là (1) nắm bắt 1 số yếu tố môi trường để xem xét mức độ ảnhhưởng đến sự phát triển của rừng trồng, (2) Cung cấp cơ sở dữ liệu ban đầu để theo dõi độngthái phát triển của rừng trồng chắn sóng, hạn chế xói lở ở khu vực nghiên cứu theo thời gian.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP2.1. Phương phápThí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized CompleteBlock Design) gồm 3 lô, 3 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Như vậy có tất cả là: 3 x 3 x 3 = 27 ôthí nghiệm (Hình 1). Mỗi nghiệm thức trồng 42 cây Bần chua, 3 lô thí nghiệm được bố trí dọctheo bờ biển có tổng diện tích trồng là 4.200 m2, với diện tích mỗi lô là 1.400 m2. Giữa các lôcách nhau 30 – 100 m tùy theo điều kiện cụ thể, tính theo chiều dọc bờ biển. Thí nghiệm sửdụng lô có hình chữ nhật với chiều dài 45 m vuông góc với bờ biển, chiều ngang 31 m songsong với bờ biển, trên cùng một dạng lập địa để đối chứng giữa các nghiệm thức.- Nghiệm thức 1: Trồng Bần chua bằng phương pháp cải tạo đất theo hố (đào hố và đổ bùnmới vào sau đó trồng cây).- Nghiệm thức 2: Trồng Bần chua bằng phương pháp không cải tạo đất.- Nghiệm thức 3: Trồng Bần chua bằng phương pháp cải tạo theo băng (đổ bùn mới theobăng sau đó trồng cây).Bao lưới mùng giảm áp lực sóng lúc triều gần cạn, gia tăng tích tụ bùn như sau: Baoxung quanh của 3 lô (với mỗi lô riêng biệt nhau) gồm 2 hàng rào lưới, khoảng cách từ ranh bênngoài lô đến vòng lưới thứ nhất cách nhau 10 m; vòng lưới thứ 2 cách vòng lưới thứ nhất 10 mtính chiều trở ra bên ngoài lô. Mỗi 1 cọc được cắm cách nhau 1,5 m để buộc dây giữ lưới, lướicó chiều ngang 50 cm, chôn lưới xuống dưới mặt đất 20 cm, phần lưới thẳng đứng từ mặt đấttrở lên là 30 cm.----------------------------------------------------------------------------------------PGS.TS. Viên Ngọc Nam (*), KS. Đỗ Thị Diễm (*), KS. Trần Thanh Nhàn (**)(*)Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, (**) Chi cục Kiểm Lâm tỉnhSóc Trăng.Cự ly trồng: Cây cách cây là 1,5 m và hàng cách hàng là 2,5 m.Mật độ trồng là 2.700 cây/ha.Tiêu chuẩn cây trồng:Do điều kiện lập địa chịu ảnh hưởng của gió biển theo mùa, hàng ngày phải chịu sự xôđẩy của sóng biển cho nên cây giống phải tuyển chọn theo một số tiêu chuẩn kỹ thuật cao và cókhả năng chống chịu đối với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và yếu tố sóng biển. Ngoài ra,do vùng ngập nước ven biển có độ ngập triều trên 1,5 m nên cây con cần đảm bảo tiêu chuẩnsau: Có độ tuổi từ 18 tháng đến 20 tháng, đường kính cổ rễ > 3 cm và chiều cao vút ngọn là 2,2– 2,5 m. Hình dạng cây Bần chua phải thân thẳng, tán đều, không gãy ngọn, k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: