Nếu có khoảng sân trống, sân thượng đủ rộng... người thành thị có thể chọn trồng một loại dây leo lấy bóng mát, vừa đẹp, vừa có thể thu hoạch được lá, hoa, trái sử dụng trong gia đình. Để trồng loại dây leo với mục đích như trên, có thể chọn trồng một trong các loại sau: chanh dây, thiên lý, gấc, lá sâm, bầu, bí, mướp... Trồng chanh dây: loại dây leo này phát triển rất khỏe, cây sinh trưởng tốt và thời gian thu hoạch kéo dài. Với diện tích giàn khoảng 10 - 50 m2 trồng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng dây leo ở nhà phốTrồng dây leo ở nhà phốChanh dây Nếu có khoảng sân trống, sân thượng đủ rộng... người thành thị cóthể chọn trồng một loại dây leo lấy bóng mát, vừa đẹp, vừa có thể thuhoạch được lá, hoa, trái sử dụng trong gia đình. Để trồng loại dây leovới mục đích như trên, có thể chọn trồng một trong các loại sau: chanhdây, thiên lý, gấc, lá sâm, bầu, bí, mướp... Trồng chanh dây: loại dây leo này phát triển rất khỏe, cây sinh trưởng tốtvà thời gian thu hoạch kéo dài. Với diện tích giàn khoảng 10 - 50 m2 trồngchanh dây mỗi tháng có thể thu hoạch khoảng 5 - 20 kg trái. Nước chanhdây là thức uống ngon và bổ dưỡng, giá bán từ 10.000 - 20.000 đồng/kg, nếucó khoảng sân rộng thì trồng loại dây leo này sẽ có thêm thu nhập đáng kể.Dây chanh sau khi thu hoạch hết các đợt trái, có thể cắt cải tạo lại, cây lênchồi mới rất nhanh. Nếu không trồng chanh dây, có thể trồng hoa thiên lý (loại thiên lý ănbông). Loại dây leo này sống bền bỉ trên giàn leo hay thân cây lớn trong sânvườn. Cây thiên lý có khả năng cho hoa quanh năm. Cây thiên lý khá dễtrồng, nhân giống bằng cách cắt đoạn cành đem giâm vào bầu đất. Giàn hoathiên lý khoảng 10 - 20 m2, từ 3 - 7 ngày có thể thu hoạch 200 - 800 g hoa. Cây gấc cũng thuộc loại dễ trồng, cho trái đẹp. Trồng gấc thì phải gia cốgiàn chắc chắn hơn vì gấc cho trái nặng. Mỗi dây gấc có thể cho 5 - 10 trái,trái nặng trung bình 600 g - 1,5 kg. Trái gấc tươi sau khi hái, lấy màng đỏcho vào tủ lạnh, có thể dùng thay thế phẩm màu trong chế biến món ăn, hoặcxay sinh tố. Trái gấc chín bán lẻ với giá từ 10.000 - 25.000 đồng/kg, chủ yếucho các nơi làm xôi. Dây lá sâm (loại lá vò ra nước màu xanh đậm để đặc như sương sáo),cũng dễ trồng, có thể trồng trong chậu rồi làm dây leo cho chúng lên giàn.Dây sâm thu hái lá quanh năm, nước sâm sau khi vò để đặc lại ăn rất mát. Lácó thể phơi khô sử dụng được lâu, giá lá sâm tươi khá cao, khoảng 15.000 -20.000 đồng/100 g. Các loại dây leo trên có thời gian thu hoạch kéo dài, có thể cải tạo mớibằng cách cắt ngang gốc cho cây lên chồi mới. Ngoài ra có thể trồng giànbầu, bí, mướp… đây là các loại rau quả quen thuộc làm thức ăn hàng ngày.Các loại rau quả này dễ trồng, sai trái, tuy nhiên, qua mỗi vụ trái phải trồnglại dây mới chứ không cắt cải tạo được. Hạt giống bầu, bí, mướp có bán ởcác cửa hàng kinh doanh hạt giống. Để trồng thành công các loại dây leo phải làm giàn, lưu ý làm chắc chắnphòng gió đổ ngã, khung giàn có thể làm bằng sắt, trên giàn nên thả nhánhchà tre hoặc cây gỗ (tránh dùng lưới sắt vì trời nắng sẽ rất nóng, dây leokhông phát triển được). Dây leo thường thích ẩm, cần duy trì nước tưới hàngngày nhưng không để đọng nước sẽ thối rễ.