Thông tin tài liệu:
- Nên chọn những cây sinh trưởng, phát triển tốt, không có triệu chứng các bệnh hại nguy hiểm trong vườn trồng thuần giống dừa xiêm để lấy quả nhân giống. - Chọn những trái phát triển cân đối, không bị dị hình từ phía giữa buồng đến cuối buồng, bỏ những trái ở đầu buồng để tránh hiện tượng cây ra buồng có cổ bông dài, dễ bị gãy quày. Trong vườn ươm, nên chọn những cây có nhiều lá, bản lá rộng nhưng cuống ngắn thường là những cây sẽ cho sản lượng cao. Chăm sóc: - Khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng Dừa Xiêm Hiệu QuảTrồng Dừa Xiêm Hiệu QuảTuyển chọn giống tốt:- Nên chọn những cây sinh trưởng, phát triển tốt, không có triệu chứng cácbệnh hại nguy hiể m trong vườn trồng thuần giống dừa xiêm để lấy quả nhângiống.- Chọn những trái phát triển cân đối, không bị dị hình từ phía giữa buồngđến cuối buồng, bỏ những trái ở đầu buồng để tránh hiện tượng cây ra buồngcó cổ bông dài, dễ bị gãy quày. Trong vườn ươm, nên chọn những cây cónhiều lá, bản lá rộng nhưng cuống ngắn thường là những cây sẽ cho sảnlượng cao.Chăm sóc:- Khi xen canh, các cây trồng khác phải trồng cách gốc dừa ít nhất 2 m.- Không nên vô cớ đốn tỉa các tàu lá non, nhất là thời kỳ cây chưa cho trái sẽlàm giả m sức sinh trưởng của cây, cây chậm ra hoa. Với các cây đang chotrái, nếu các tàu lá bị đốn tỉa trước khi hoa tự nở sẽ làm cho hoa ở nách lá đóbị hư hại, hoặc nếu buồng có phát triển được thì sau này cũng dễ bị gãy cổquày.- Tưới nước đầy đủ trong giai đoạn cây con; trong vườn phải có hệ thốngmương rãnh thoát nước tốt để tránh úng ngập khi mưa lũ.- Thường xuyên xới xáo vườn dừa vào đầu mùa mưa để cắt bỏ phần rễ chết,tạo thông thoáng cho đất giúp rễ mới phát triển.- Làm sạch cỏ tranh (kể cả thân ngầ m) vì chính những thân ngầ m này sẽphát triển khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển trở lại đồng thời rễ của nócó chứa nhiều độc tố có thể đâm xuyên rễ dừa gây chết cây hàng loạt.- Hàng năm nên vét mương, bồi bùn đắp gốc vừa để cung cấp thêm dinhdưỡng cho cây, vừa bảo vệ vùng rễ, tạo điều kiện cho việc thoát nước tốthơn, tránh để úng ngập gốc. Tuy nhiên, không nên bồi bùn quá dày, làm chovùng rễ thiếu ô xy dễ gây nên hiện tượng rụng quả non.- Bón đủ và cân đối lượng phân, bón đúng lúc, đúng kỹ thuật sẽ giúp chovườn dừa nâng cao năng suất, chất lượng trái và hạn chế được sâu bệnh hại.Phòng trừ sâu bệnh hại:Ngoài các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đối với cây dừa nói chung, bàcon cần đặc biệt chú ý phòng trừ kịp thời 2 đối tượng gây hại quan trọng rấtmẫn cảm với giống dừa xiêm là sâu đuông và bọ cánh cứng.- Đuông dừa là côn trùng gây hại nguy hiểm nhất, sức gây hại rất lớn vì rấtkhó phát hiện. Con trưởng thành thường đẻ trứng vào những lỗ đục của kiếnvương trên thân những cây dừa bị thương tích hoặc ở những vết nứt trênthân cây. Sâu non nở ra và bắt đầu gây hại bằng cách khoét những lỗ nhỏtrên thân hoặc ngọn cây để ăn đọt non, lá non làm cho lá héo khô dần dẫnđến chết cây.Biện pháp phòng ngừa sự phá hại của kiến vương cũng là phòng ngừa sâuđuông, vì sâu đuông là đối tượng xâm nhập thứ cấp. Thường xuyên kiểm travà chăm sóc tốt vườn dừa, kịp thời phát hiện sâu đuông. Khi phát hiện, dùngmột trong các loại thuốc hóa học như Basudin 50ND, Pyrimex 20EC, Actara25WG… để phun trừ. Với những cây thấp có thể dùng bông gòn tẩm cácloại thuốc trên nhét vào các lỗ xâm nhập của sâu đuông, bên ngoài dùng đấtsét trám bít lại.- Bọ dừa cũng là một trong những đối tượng gây hại nguy hiểm trên cây dừa.Loại bọ cánh cứng này phá hại cả ở giai đoạn sâu non và trưởng thành. Bọdừa tấn công trên bề mặt của những lá dừa non chưa mở. Chúng ăn hết lớpbiểu bì, làm lá bị khô, héo, mất khả năng quang hợp. Thả ong ký sinh để diệtbọ cánh cứng hại dừa là biện pháp sinh học đưa lại hiệu quả cao nhất, ít tốnkém mà lại không gây ô nhiễm môi trường hiện đang được ứng dụng phổbiến và rộng rãi trên nhiều vùng trồng dừa chuyên canh của nước ta.