Thông tin tài liệu:
Mô hình trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút các loài sâu bệnh làm hại lúa sau khi triển khai thí điểm cuối năm 2009 tại huyện Cái Bè và Lai Cậy (Tiền Giang) đã thu được kết quả cao. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát động nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trồng hoa xung quanh ruộng lúa để phòng trừ dịch hại. Theo đó, các loài hoa trồng trên bờ ruộng chủ yếu là hoa dại có mật ngọt, thích nghi với thổ nhưỡng địa phương như hoa xuyến chi,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trồng hoa để trừ … sâu hại lúa!Trồng hoa để trừ … sâu hại lúa! Mô hình trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút các loài sâu bệnh làm hạilúa sau khi triển khai thí điểm cuối năm 2009 tại huyện Cái Bè và Lai Cậy(Tiền Giang) đã thu được kết quả cao. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn đã phát động nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trồng hoaxung quanh ruộng lúa để phòng trừ dịch hại. Theo đó, các loài hoa trồng trên bờ ruộng chủ yếu là hoa dại có mật ngọt,thích nghi với thổ nhưỡng địa phương như hoa xuyến chi, cúc mặt trời, thậm chí làcây đậu bắp, cây vừng và một số loại cây khác để thu hút các loài sâu bệnh phòngtrừ dịch hại trên lúa. Khi triển khai thí điểm mô hình này ở huyện Cái Bè và Cai Lậy, nông dân đãkhông phải phun xịt thuốc rầy nữa mà năng suất lúa vẫn cao và chất lượng khôngthua kém so với các ruộng đối chứng ở ngoài, do đó nông dân giả m được chi phíthuốc trừ sâu. Vì vậy, năm nay, tỉnh Tiền Giang tiếp tục triển khai nhân rộng môhình ở 3 huyện nữa gồm: huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông. Tỉnhcũng hỗ trợ ngân sách để tập huấn cho nông dân và mua giống hoa vận động nôngdân triển khai trên khu ruộng của mình. Đây là chương trình của Viện Lúa Quốc tế đã triển khai ở 3 nước là TháiLan, Trung Quốc và Việt Nam. Nếu mô hình này được nhân rộng ở vựa lúa Đồngbằng sông Cửu Long và các vùng trồng lúa khác trong cả nước thì sẽ giả m đáng kểchi phí phun thuốc trừ sâu hại lúa.